Anh Nguyễn Văn Quân (28tuổi, quê Kiên Giang) sống cùng chị Đặng Mỹ Trang (26 tuổi) tại ấp Trung, xãTân Thông Hội, huyện Củ Chi (TP.HCM).
Nhìn bề ngoài, ai cũng nghĩ tổ ấm của họrất hoàn mỹ khi đôi vợ chồng trẻ có nghề nghiệp ổn định, có nhà cửa đàng hoàngvà có với nhau hai bé trai kháu khỉnh.
Thế nhưng trước khi có những viên cườm óngánh mỗi ngày hai vợ chồng vẫn đính trên bàn, cuộc sống của họ chẳng phải lúcnào cũng đẹp đẽ như những sản phẩm họ làm ra.
Gia đình nhỏ của anh Quân - chị Trang.
Tỏtình bằng cách… hươ tay
Anh Quân ngồi đối diệnvợ, ra dấu liên tục. Chị Trang chăm chú nhìn rồi gật đầu lia lịa, nhanh chóngchạy lại tủ kính, lấy ra một đôi thỏ sành đặt trên bàn. Người chồng mỉm cườinói: “Kỷ niệm tình yêu của tụi mình đó”.
Năm lên 3 tuổi, trong mộttrận sốt ác tính, anh Quân bại bị liệt, không thể đi đứng bình thường. Dườngnhư để bù lại bất hạnh mà anh phải gánh chịu, trời cho anh trí tuệ mẫn tiệp, 12năm phổ thông, anh Quân luôn là học sinh giỏi thuộc top đầu của trường huyện.
Người chồng bên cặp thỏ sành - "món quà tình yêu" của anh với vợ.
Niềm vui đến với chàngtrai tật nguyền khi cuối năm lớp 12, anh được một trường đại học tại TP.HCM tuyểnthẳng. “Lúc ấy nghĩ có trường chịu nhậnmình là vui lắm rồi, tôi ỷ y cứ ở nhà chờ ngày nhập học.
Nhưng khi lên thành phốmới tá hoả biết được học phí trường đó cao ngất ngưỡng, mình dân quê nghèo khổlàm sao kham nổi. Thất vọng quá, tôi không thiết về Kiên Giang, xin ở nhờ nhà mộtngười bà con vài bữa cho đỡ buồn”.
Chính thời gian này,anh Quân nghe tin Trung tâm Bảo trợ - Dạy nghề & Tạo việc làm cho người tàntật TP.HCM tổ chức dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật. Mừng quá, chàng traitức tốc trở về quê làm giấy tờ, hồ sơ để xin nhập học.
Vào trung tâm, anh Quântỏ ra nhạy bén với nghề kế toán, chẳng mấy chốc mà mà thành thạo vi tính. Chàngtrai được tin tưởng giao dạy kèm tin học cho lớp học may vá, đính hột cườm.
Vàcũng chính tại đây, anh quen chị Chị Đặng Mỹ Trang, một học viên đi đứng bìnhthường nhưng hoàn toàn không nghe, không nói được.
Chị Trang hoàn toàn không nghe và nói được từ lúc mới lọt lòng.
Dù vậy người phụ nữ rất khéo tay.
“Do môi trường trong lớp tiếp xúc với nhiều bạn câm điếc nên chuyện giaotiếp không khó với mình. Sau 3 tháng gặp mặt, mình mua cặp thỏ ngỏ lời yêu vớicô ấy.
Như người ta thì tỏ tình ngọt ngào, cô ấy không nghe được nên mình chỉcó thể hươ tay loạn xạ ra dấu. Mà rồi cũng đâu vô đấy. Cô ấy mỉm cười chấp nhận”– anh Quân nhớ lại.
Đám cưới hạnh phúc của đôi "chồng vấp, vợ im". (Ảnh: NVCC)
Quen nhau thuận lợinhưng khi nghĩ đến chuyện kết hôn, cha mẹ hai bên không đồng ý. Ai cũng bảo đãtật nguyền thì ít nhất phải lấy một người lành lặn để còn hỗ trợ cho mình, chứsao lại rước thêm một gánh nặng nữa.
“Nhưngtụi mình thương nhau quá nên không nề hà gì cả. Mình ra sức thuyết phục cha mẹrằng cùng khuyết tật sẽ dễ đồng cảm cho nhau. Cổ sẽ làm đôi chân cho con, còncon sẽ là tiếng nó cho cổ”.
Năn nỉ thành tâm quánên rốt cuộc cha mẹ cũng xiêu lòng. Năm 2009, hai người chính thức kết hôn.
Cuộc sống của vợ chồng tuyển thủ cờ vua khuyết tật Nguyễn Văn Quân. (Clip: Mộc Cát - Lê Khanh)
Giađình không bao giờ cãi vã
Về ở rể, anh Quân vay củacha mẹ vợ 6 triệu đồng, cộng với số tiền tích cóp từ lâu sắm một chiếc xe máyba bánh. Không xin được việc công ty vì đôi chân tàn tật, anh Quân đành ở nhàphụ vợ xỏ hột cườm, khảm tranh, làm móc chìa khoá để bán dạo.
Chìa con ngựa đẹpmắt đính cườm đỏ cho chúng tôi xem, anh Quân bảo một người thợ lành nghề mỗingày làm ra không quá 5 con, nhưng giá chỉ 20.000 đồng/sản phẩm. Làm liên tục từsáng đến chiều tối, mỗi tháng hai vợ chồng kiếm được trên dưới 3 triệu đồng.
Giờ đây anh Quân ở nhà cùng vợ làm đồ thủ công kiếm sống.
Mỗi sản phẩm có giá dao động từ 15.000-50.000 đồng.
Mong muốn tìm đầu ra ổnđịnh, trước đây anh Quân từng thuê mặt bằng để mở xưởng làm đồ thủ công ở xãPhước Vĩnh An, nhận gần 20 học viên vào đào tạo làm việc. Thế nhưng chỉ đượcvài tháng, tiệm phải đóng cửa vì chi phí thuê mặt bằng quá mắc.
Có lẽ niềm an ủi duy nhấtcủa hai vợ chồng là sự ra đời của hai bé trai kháu khỉnh Nguyễn Xuân Quý (7 tuổi)và bé Nguyễn Tiến Đạt (2 tuổi). Tuy vậy, có con cũng đồng nghĩa cả hai phải đốimặt với những bất tiện khác.
“Hai lần vợ đẻ, mẹ vợ phải túc trực trong phòng sanh để làm “thông dịchviên” cho bác sĩ, chứ cô ấy đâu nghe được gì. Mình vì tàn tật nên chỉ biết ngồiở ngoài cầu nguyện thôi” – Anh Quân cho biết.
Đẻ đã cực, nuôi concàng cực hơn. Vì không nghe được, nên khi con ngủ lỡ có giật mình quấy khóc, chịTrang hiếm khi nhận ra. Do đó, dù có bận bịu cỡ nào, anh Quân phải liên tục dáodác đề phòng con…rớt xuống đất.
Người mẹ khó khăn trong việc giao tiếp với con.
Khiếm khuyết trong việcgiao tiếp cũng khiến người vợ nhiều lần bị “chặt” khi đi chợ. “Hôm trước mua có mấy ba trái bơ mà trả tới75 ngàn, mình phải đem ra tận quán trả lại” – Người chồng nói trong khi côvợ ngẩn người vì không hiểu gì.
Nhưng bất tiện ấy cũngchính là lợi thế. Không thể trò chuyện qua lời nói nhưng bù lại qua cử chỉ, họcó thể hiểu được nhau dù đứng cách xa nhau nhiều mét, miễn là mặt đối mặt.
Hai đứa con trai là nguồn động lực to lớn của hai vợ chồng.
Và chính vì người vợkhông nghe nói được nên gia đình ấy chẳng bao giờ to tiếng. “Đôi lúc cũng nảy sinh bất đồng trong cáchnuôi dạy con khiến mình cũng bực. Nhưng nói cô ấy đâu nghe, đành phải ra dấu.Mà ra dấu một hồi mệt quá nên…hết bực luôn” – anh Quân cười.
Chồngcó huy chương, vợ mừng như trẻ con
Ở nhà đính cườm suốt từsáng đến tối, vậy anh Quân mua chiếc xe máy ba bánh để làm gì? Câu trả lời là: đểđi đánh cờ vua.
Chiếc xe máy ngoài dùng đi đánh cờ vua còn để anh Quân chở con đi chơi.
Anh kể, cờ vua là niềmđam mê suốt từ thời thơ bé của mình nhưng vì tàn tật nên đành gác lại. Đến năm2009, khi nghe có Hội thao người khuyết tật tại quận Gò Vấp, lập tức anh đăng kýtham gia và giành huy chương đồng ngay lần đầu tiên.
Thành tích khích lệ nàykhiến anh được chọn vào đội cờ vua thành phố đi thi đấu toàn quốc năm 2010nhưng thất bại. Không nản lòng, anh quyết tâm khổ luyện lại để những năm tiếptheo giành được liên tiếp những tấm huy chương.
Đỉnh điểm là năm 2015,sau khi giành được huy chương vàng cờ vua toàn quốc, Nguyễn Văn Quân được triệutập vào đội tuyển tham dự Việt Nam Para Games tại Singapore.
Dù chỉ giành đượchai huy chương vàng đồng đội, không có giải cá nhân nhưng với anh Quân, đó là mộttrải nghiệm tuyệt vời mà cuộc đời, Tổ quốc dành tặng.
Sau những lần thi đấu thành công, anh Quân mang vinh quang về cho cả nhà.
Con trai út rất thích thú với những chiếc huy chương của anh Quân.
Hiện tại, mỗi cuối tuần,anh Quân vẫn đều đặn chạy xe từ Củ Chi lên trung tâm thành phố luyện tập đánh cờvua. Lúc đầu người vợ không hài lòng, thường xuyên ngăn cản nhưng giờ cứ tuầnnào thấy anh không đi là chị lại nhắc.
“Vuinhất là lúc mình mang huy chương về, cô ấy biết tin mà nhảy cỡn lên như một đứatrẻ. Khi ấy có mệt nhọc cực khổ cỡ nào cũng tan biến hết” – người chồngnhìn vợ nói.
Ngôi nhà không có lời nói nhưng luôn tràn ngập tiếng cười.
Anh Quân lấy một chiếchuy chương trong số hơn 30 huy chương các loại trên bàn đeo vào cổ con trai út.Cậu bé ngồi gọn trong lòng cha, thích thú áp vật sáng chói trên tay vào má. Bêncạnh, người mẹ chăm chú nhìn.
Dù không nghe thấy gì và cũng không thể cất lênđược lời nào nhưng chắc chắn, chị hiểu chồng con mình đang rất vui.
Sự im lặng ấy quý giávà ý nghĩa hơn trăm ngàn lời nói điêu ngoa, xảo trá đang tồn tại giữa cuộc đời.