Tôi vừa bước sang tuổi 30, nếu xét về những nỗi lo về tài chính thì nhiều thứ đáng ngại lắm. Lúc này, bạn đủ già để cảm thấy mình nên có những thành công nhất định.
Nhưng đồng thời bạn cũng vẫn phải đối mặt với những thử thách của một người trẻ đang trưởng thành, đó là trả những khoản nợ thời sinh viên và những chi phí sinh hoạt tăng lên.
Theo số liệu điều tra dân số năm 2014 được phát hành tháng 8 năm 2018, giá trị ròng trung bình của tài sản của mỗi người độc thân dưới 35 là 4.166 USD.
Nếu bạn loại trừ vốn chủ sở hữu từ một ngôi nhà chính và thế chấp liên quan, con số giảm còn 3.310 USD.
Camilo Maldonado.
Nếu xét về khía cạnh tài chính, thì chẳng có gì thay đổi khi bạn bước sang tuổi 30 so với lúc 20 cả. Và nó đúng là như thế. Sau khi học xong đại học, thường là năm bạn 22 tuổi, và không có khoản nợ nào trong người.
Khi đó bạn sẽ ngay lập tức bắt đầu nghĩ đến tiết kiệm một khoản, để mua nhà chẳng hạn. Nhưng hiện tại thì không như thế: chi phí cho học phí đã tăng nhanh hơn 8 lần so với tiền lương trong 30 năm qua.
Hiện nay, những người tốt nghiệp thường ngay lập tức phải đối mặt với việc trả các khoản vay tài chính hồi sinh viên.
Thật đáng sợ khi mà bạn bước sang ngưỡng 30 tuổi và phải đối mặt với những khó khăn về tài chính chồng chất như thế, nên dưới đây là những bài học mà bạn phải hiểu và ghi nhớ nếu bạn muốn xây dựng cho mình một nền tảng tài chính vững chắc cho tương lai.
1. Khai thác sức mạnh của tài khoản hưu trí
Với những số liệu thống kê điều tra dân số gần đây, giá trị trung bình của một tài khoản hưu trí tại Mỹ là 10.000 USD.
Đó là một con số đáng kinh ngạc, bởi nó là 140% hay gấp đến 2,4 lần so với giá trị tài sản ròng trung bình cho những người độc thân dưới 35 tuổi, họ thường dùng nó để mua các căn hộ và bất động sản.
Điều này nghĩa là những tài khoản lương hưu là con đường đáng tin cậy để tích lũy tài sản.
Không may là, số liệu cho thấy rất nhiều người trẻ không đầu tư cho bất kì tài khoản hưu trí nào.
2. Học về thị trường chứng khoán và đầu tư
Nếu có tiền rảnh rỗi, nhiều người giữ tiền của họ trong những tài khoản ngân hàng bởi họ bị đe dọa bởi những nguy hiểm của thị trường chứng khoán hoặc lo sợ sẽ mất tiền.
Trái ngược với những nỗi sợ này, đóng góp lớn thứ hai vào giá trị ròng cho những người trẻ tuổi ngoài nhà của họ là cổ phiếu và cổ phiếu quỹ tương hỗ.
Nếu bạn không biết cách đầu tư, hãy nghĩ về những quỹ đầu tư rủi ro thấp. Những quỹ này thường đơn giản, hiệu quả cao và giá thì phải chăng.
Đây là cách tôi được dạy đầu tư khi theo học tại hai trường Đại học tài chính Harvard và Đại học tài chính Wharton. Như một chuyên gia đã nói: "Nếu chỉ chọn một loại cổ phiếu để đầu tư, bạn là một đứa ngốc."
Bằng việc đầu tư vào những quỹ tài chính, bạn đang đầu tư vào cả thị trường chứng khoán, việc này cho phép bạn tiếp xúc với nhiều công ty khác nhau mà vẫn giảm rủi ro chọn sai công ty hoặc sai lĩnh vực để đầu tư.
Tất nhiên không có khoản đầu tư nào được đảm bảo, nhưng đây là cách để những nhà quản lý tiền hàng đầu thế giới khuyên những nhà đầu tư cá nhân nên làm với tiền của họ.
3. Nhận ra là bạn cần phải vun đắp niềm vui cho sau này ngay bây giờ
Theo thuyết tiến hóa, chúng ta luôn muốn nhiều hơn những gì mình có. Nó được chấp nhận là một điều đương nhiên để con người có thể tiến lên một tầm cao khác.
Đương nhiên, nó cũng mang đến những tác dụng tiêu cực. Như là việc không hiểu rằng tiền không mua được tất cả, nó không thể mang đến hạnh phúc cho chúng ta.
Những cuốn sách như "Tuesdays With Morrie" hoặc tác phẩm nổi tiếng "Last Lecture" làm cho chúng ta thấy rõ rằng trong những giây cuối cùng của cuộc đời, người ta sẽ không nhắc nhiều đến vật chất.
Hiểu được bài học này sẽ cho phép bạn tránh xa những sai lầm như là không tiết kiệm cho tương lai mà chỉ tiêu xài hoang phí. Cần phải có sự cân bằng cho mọi thứ.
4. Sống riêng theo cách của mình không phải là một điểm yếu mà là một sức mạnh
Khi tôi sống ở New York sau khi tốt nghiệp, có một điều dở khóc dở cười xảy ra.
Nhà nghèo, nên từ nhỏ tôi không quen với việc tham gia nhiều hoạt động ở trường, đơn giản bởi điều kiện gia đình không cho phép. Bạn bè cũng biết và hiểu cho tôi.
Nhưng khi bắt đầu đi làm, việc phải ra ngoài để tạo quan hệ và các hoạt động xã giao là điều không thể thiếu. Không thể lấy lý do không đủ tiền được nữa.
Đúng vậy, vấn đề rắc rối ở đây liên quan đến sự khác biệt về suy nghĩ: Không phải ai cũng dành hết số tiền mình kiếm được để hưởng thụ!
5. Nghĩ đến những điều tốt nhất cho bản thân mình trước
Ngay khi tiền lương được chuyển vào tài khoản, việc cần làm đầu tiên là gì? Không phải ưu tiên đầu tiên là ăn chơi xả láng, bạn cần phải tính toán chi tiêu thế nào cho những chi phí cá nhân và tiết kiệm cho lương hưu.
Việc cần thiết là bạn phải tích lũy ngay một vài phương pháp để quản lý tiền bạc, bởi tương lai của bạn có hạnh phúc không tùy thuộc phần lớn vào số tiền bạn có được khi đó.
Đầu tiên, hãy chú ý đến những khoản chi tiêu định kỳ lớn như tiền thuê nhà hay tiền điện nước hoặc những khoản phí lớn khác. Nó sẽ tác động nhiều đến tổng tiền của bạn hơn là việc bỏ một tách cà phê sáng nay uống.
Cũng cần lưu ý những khoản phí không định kỳ nhưng lại có giá trị rất lớn như mua kính áp tròng, thường có giá hàng trăm đô la. Hãy sử dụng các trang web so sánh giá để tìm mức giá phù hợp nhất cho bạn.
6. Học cách quản lý thẻ tín dụng của bạn và trở thành một người mua sắm thông thái
Những thứ ảnh hưởng nhiều đến tài chính của bạn như là việc cân bằng giữa tiền trong tài khoản và tiền lãi bạn phải trả mỗi tháng. Bởi những thẻ credit thường có mức lãi suất cao.
Lý do bạn muốn có một tín dụng vững chắc bởi nó tiết kiệm tiền cho bạn cho những khoản chi lớn sau này, mà gần nhất là mua nhà.
Có những khoản tài chính lớn sẽ giúp bạn có cơ hội có mức lãi suất vay thấp hơn (thường thì người ta sẽ vay thêm tiền để có thể mua một căn nhà ưng ý).
Dù thẻ credit của bạn có những ưu đãi lãi suất cho bạn tiêu trước trả sau, bạn vẫn nên tiết kiệm hết mức bởi thường khi mua nhà, số tiền vay thêm lúc đó của bạn không phải là nhỏ.
Hai điều quan trọng nhất sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng của bạn là khả năng thanh toán đúng hạn và giữ mức sử dụng ở mức thấp.
Tập trung vào việc trả nợ, ít nhất là những khoản phí nhỏ đúng hạn.
Tất nhiên là bạn sẽ luôn muốn trả hết một lần càng nhiều càng tốt để tránh phí lãi phát sinh, nhưng thường là không thể.
Thay vào đó, cố gắng khiến thẻ ngân hàng của bạn chỉ để giữ tiền chứ không tiêu quá mức đó. Điều này giúp điểm tín dụng của bạn tăng lên.
7. Tăng khoản thu để đạt được mục tiêu tài chính của bạn
Đề làm được điều đó, bạn phải ước lượng đúng mục tiêu trước.
Dành thời gian để nghĩ về nơi bạn muốn ở trong 6 tháng, 1 năm và 5 năm từ bây giờ, nhìn từ khía cạnh tài chính.
Từ đó, bạn có thể tập trung cho việc sử dụng lương và chi phí cần trả mỗi tháng để đặt ra được những khoản tiết kiệm thường niên và các mục tiêu đầu tư.
Khi già đi, bạn sẽ nhận ra rằng việc chủ động sắp xếp và quản lý sự nghiệp sẽ có tác động rất lớn đến tình trạng tài chính của mình.
Hãy luôn cố gắng tìm một công việc tốt với mức lương khá hơn. Luôn cố gắng đẩy nhanh các mục tiêu tài chính khi có thể.
Đối với phụ nữ, việc này còn quan trọng hơn. Số liệu cho thấy nói chung, phụ nữ thường kiếm được 78% so với những đồng nghiệp nam nếu công việc y hệt.
Những cô gái hiện đại có thể không muốn nghĩ như vậy, nhưng đó là sự thật. Vì vậy, làm cách nào đó hãy đảm bảo rằng bạn được trả xứng đáng cho công việc mình làm.