Tôi tên Hảo Minh Phương, năm nay tôi đã 63 tuổi. Mùa hè năm nay nóng bức hơn bao giờ hết nhưng lại là mùa hè hạnh phúc nhất mà tôi từng có, vì cả cháu trai và cháu gái tôi đều đã được nhận vào đại học.
Con rể tôi ngày xưa học rất giỏi, cháu gái cũng giống bố nó, từ bé luôn nằm trong số những người giỏi nhất, năm nay thi tuyển vào đại học được 985 điểm. Còn cháu trai cũng là cháu nội duy nhất của tôi chỉ được điểm tương đối trung bình, nhưng cháu đã đỗ đại học. Con trai tôi trước đây không thích học và đã bỏ học cấp 3 trước khi tốt nghiệp, giờ cháu tôi có thể vào đại học nên tôi rất vui sướng.
Ở vùng chúng tôi có một tục lệ, nếu một đứa trẻ trong gia đình được nhận vào đại học, những người lớn tuổi phải đưa cho nó một phong bì màu đỏ. Đây có thể coi là một điều may mắn đối với các cháu, mong các cháu có thể học tập, tiến bộ trong tương lai và thành công trong học tập.
Vì vậy, sau khi con trai và con gái báo tin vui cho tôi, tôi bắt đầu chuẩn bị phong bao lì xì màu đỏ. Tôi thường thích thanh toán bằng điện thoại di động, ở nhà không có nhiều tiền mặt nên tôi đến ngân hàng rút 20.000 nhân dân tệ và xin nhân viên tiền mới. Tôi không thích con trai hơn con gái nên tôi chia 20.000 nhân dân tệ làm đôi, cháu trai và cháu gái của tôi đều nhận được 10.000 nhân dân tệ (hơn 34 triệu đồng).
Sau khi chuẩn bị xong, tôi muốn cả nhà sẽ cùng nhau tập trung để ăn mừng. Tất cả đều rảnh vào thứ bảy tuần trước nên chúng tôi đã hẹn nhau vào ngày hôm đó.
Khoảng 7h sáng thứ Bảy, tôi ăn sáng đơn giản rồi xách xe đẩy đi chợ rau mua đồ tạp hóa. Khi ấy đang là giữa hè, nhiệt độ ngày nào cũng trên 30 độ, nắng rất gắt, đợi đến chiều mới mua hàng thì hơi ôi nên tôi đi mua sắm vào buổi sáng khi trời còn mát. Chỉ lúc đó đồ ăn mới còn tươi.
Tôi quen ăn uống đạm bạc khi sống một mình và chi phí ăn uống hàng ngày của tôi chưa bao giờ vượt quá 20 nhân dân tệ. Nhưng việc hai cháu vào đại học là niềm vui nên tôi nghĩ đến việc mua thêm đồ ăn ngon, đi dạo chợ gần một tiếng đồng hồ và mua được khoảng 2.000 tệ thức ăn. Đây là chi phí ăn uống của tôi trong hơn ba tháng, các món ăn bình thường không tốn bao nhiêu, hầu hết đều tốn cho hải sản, tôi mua tôm hùm và cua lớn, giá hơn 1.000, nên lần này chi phí lên cao.
Tôi hẹn các con ăn tối lúc 5h30 chiều nên bắt đầu chuẩn bị từ 2 giờ, dù sao tôi cũng ở một mình và có rất nhiều món nếu không chuẩn bị sớm sẽ không kịp.
Đang xử lý cua, chợt nghe thấy tiếng chuông cửa, tôi vội vàng chạy ra thì thấy con gái và con rể đang ôm một giỏ quà lớn. Các con chào tôi và cháu gái đứng phía sau lao tới ôm tôi: "Bà ơi, con đã không gặp bà một tuần rồi. Con nhớ bà lắm!"
Tôi mỉm cười nói: "Chẳng phải mẹ đã bảo các con là 5h30 chiều mới bắt đầu bữa tối sao? Bây giờ đang nắng nôi như này thì đến, mau vào nhà chẳng say nắng thì khổ".
Con gái tôi nở nụ cười nói: "Mẹ ơi, ở nhà chúng con không có việc gì làm nên phải sang giúp đỡ mẹ chứ. Mẹ có tuổi rồi, để một mình mẹ nấu ăn giữa thời tiết như này thì chúng con hư quá".
Vậy là tôi và các con cùng nhau vào bếp, vừa nấu ăn, vừa nói chuyện vui vẻ. Đặc biệt con rể tôi rất giỏi nấu nướng, nó đã đạo diễn sáng tạo ra tới 10 món khác nhau cực kỳ thơm ngon.
Khi bữa tiệc thịnh soạn đã được bày biện xong xuôi, tôi thấy cuộc điện thoại của con trai gọi tới, nó nói: "Mẹ ơi, bữa tối đã được chuẩn bị xong chưa. Con đã đi tới khu tập thể rồi, hai phút nữa sẽ có mặt nhé".
Một lúc sau, gia đình 3 người của con trai tôi tay không đến, mọi người cùng trò chuyện một lúc rồi bắt đầu dùng bữa. Trên bàn ăn, chúng tôi nói chuyện về việc hai cháu sắp vào đại học, nụ cười trên khuôn mặt tôi không bao giờ phai nhạt.
Sau bữa ăn, con trai và con rể trò chuyện, con dâu nằm trên sofa lướt điện thoại di động, còn cháu trai thì chơi game. Con gái và cháu gái của tôi cùng tôi rửa bát đĩa, ngôi nhà thường yên tĩnh trở nên sôi động hơn.
Sau khi thu dọn xong mọi thứ, tôi quay trở lại phòng lấy ra hai chiếc phong bì màu đỏ đã chuẩn bị sẵn rồi đưa lần lượt cho cháu trai và cháu gái của tôi. "Nam Nam, Tiểu Hào, hai đứa đều đã đỗ đại học, mang lại vinh quang cho gia tộc. Đây là phong bì đỏ bà chuẩn bị cho hai đứa, mỗi người 10.000 tệ. Mong hai đứa tiếp tục chăm chỉ, học tập kiến thức một cách nghiêm túc. Và sau này ra trường, đóng góp cho xã hội."
Hai đứa trẻ ngoan ngoãn vâng lời, bất ngờ con dâu xẵng giọng nói: "Mẹ, mẹ làm như vậy là sai rồi, Nam Nam làm sao có thể so sánh với Tiểu Hào của chúng ta? Tiểu Hào là cháu trai của mẹ, cũng là cháu đích tôn duy nhất của gia tộc Triệu lão gia của chúng ta. Sau này chúng ta đều phải trông cậy vào thằng bé. Còn Nam Nam sẽ có ông bà nội của nó phải lo, sao mẹ lại cho nhiều như vậy? Chỉ cần cho nó 200 tệ là đủ."
Con gái tôi cũng không phải dạng vừa, nó liền đáp trả: "Chị dâu à, chị nói như vậy thật không công bằng. Con gái em đã đạt tới 985 điểm vào trường top đầu cả nước, đây là niềm vui lớn của gia đình. Trong khi Tiểu Hào vào một trường đại học vô danh, làm sao so sánh với con gái em được.
Hơn nữa bây giờ nam nữ bình đẳng, chẳng phải em là con gái nhưng vẫn phải gửi tiền chi tiêu hàng tháng cho mẹ đấy sao. Do đó, Nam Nam hoàn toàn có quyền nhận được tiền thưởng từ bà ngoại".
"Ồ, thật là vô liêm sỉ. Tôi chưa từng thấy người con gái nào đã đi lấy chồng rồi mà vẫn quan tâm đến chuyện tiền nong của mẹ mình như cô. Tôi không quan tâm nhà người khác ra sao, nhưng tiền tiết kiệm của mẹ nhất định phải thuộc về nhà chúng tôi. Nếu không sau này Tiểu Hào sẽ không cần chăm lo cho bất kỳ ai hết", con dâu tôi chua ngoa trả lời.
Con trai tôi là người không có chính kiến, vốn dĩ trước nay mọi chuyện trong nhà đều do con dâu quyết định nên bây giờ nó cũng chỉ chọn cách im lặng. Con rể tôi thì hết lời can ngăn nhưng con gái và con dâu vẫn mâu thuẫn với nhau, lời qua tiếng lại ngày càng tệ khiến tôi vô cùng tức giận. Cuối cùng, tôi thu lại toàn bộ số tiền thưởng và đuổi tất cả ra về.
Con dâu và con gái tôi vốn không hòa hợp, thường xuyên cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh nên tôi hiếm khi hẹn cả hai về nhà cùng một lúc, lần này tôi gọi họ lại vì quá vui và muốn cùng nhau ăn mừng, không ngờ lại xảy ra cãi vã về tiền bạc. Tôi cảm thấy làm mẹ thật không dễ dàng, tôi cố gắng giữ gìn hòa khí trong nhà nhưng các con vẫn không biết nhường nhịn lẫn nhau. Tôi rất buồn và bất lực!
Theo Toutiao