Thí nghiệm kéo dài lâu nhất của NASA, giả lập môi trường sống trên sao Hỏa, đã hoàn thành. 6 tình nguyện viên vừa kết thúc một năm sinh sống trong một căn hầm khép kín tại Hawaii.
Thí nghiệm kéo dài lâu nhất của NASA, giả lập môi trường sống trên sao Hỏa, đã kết thúc.
Trong thời gian này, các thành viên nhóm chỉ có thể rời nơi ở khép kín này trong các bộ áo du hành vũ trụ, và hình thức liên lạc với thế giới bên ngoài duy nhất là email, bị chậm khoảng 20 phút kể cả chiều gửi lẫn nhận nhằm mô phỏng thời gian thực để email được chuyển đi giữa Trái Đất và sao Hỏa.
Thí nghiệm được tài trợ bởi NASA này được điều hành bởi Đại Học Hawaii và là thí nghiệm dài nhất trong chuỗi các thí nghiệm mô phỏng.
HI-SEAS được thiết kế để xem liệu các nhà khoa học có thể thích nghi với sự cô lập dài ngày mà các phi hành gia và các nhà nghiên cứu sẽ phải trải qua trong một nhiệm vụ khảo sát sao Hỏa thực tế.
Trong khi các thí nghiệm trước đây kéo dài nhất là tới 8 tháng, nhóm các nhà khoa học này đã đặt một kỉ lục mới với thời gian 1 năm. Nhưng họ vẫn chưa thể sánh được với châu Âu và nhóm Mars-500 của Trung Quốc.
Nhóm Mars-500 đã tham gia một thí nghiệm tương tự giữa năm 2007 – 2011 và đã duy trì được tới 520 ngày trong môi trường mô phỏng.
Thái độ của nhóm thí nghiệm vừa qua rất tích cực và lạc quan. Điều này chỉ ra rằng những thách thức về tâm lí cũng như kĩ thuật cho một chuyến thám hiểm dài ngày trên sao Hỏa sẽ không làm chùn bước những phi hành gia tương lai.
“Cá nhân tôi thấy rằng nhiệm vụ tới sao Hỏa trong tương lai là hoàn toàn khả thi.” Theo nhà thiên văn – sinh học Pháp Cyprien Verseux, một thành viên nhóm thí nghiệm. “Tôi nghĩ mình có thể vượt qua các rào cản tâm lý và kĩ thuật.”.
Ngoài Verseux, nhóm còn bao gồm một nhà vật lí học, một kĩ sư, một nhà khoa học nghiên cứu về đất, một nhà thần kinh học và một kĩ sư.
“Cá nhân tôi thấy rằng nhiệm vụ tới sao Hỏa trong tương lai là hoàn toàn khả thi.” Theo nhà thiên văn – sinh học Pháp Cyprien Verseux, một thành viên nhóm thí nghiệm.
Nhóm này không chỉ phải đối mặt với việc bị cô lập với xã hội mà còn phải sống chung trong một không gian nhỏ khép kín – căn hầm rộng khoảng 11 mét chiều dài và 6 mét chiều rộng.
“Nó giống như là có bạn cùng phòng luôn luôn ở đó và bạn không thể nào thoát khỏi họ,” chỉ huy nhóm Carmel Johnston trả lời truyền thông tuần vừa rồi.
“Thế nên tôi chắc chắn nhiều người có thể hiểu cảm giác đó, và nếu bạn không hiểu thì thử tưởng tượng về tình huống bạn không bao giờ có thể thoát khỏi một ai đó”.
Nhóm này không chỉ phải đối mặt với việc bị cô lập với xã hội mà còn phải sống chung trong một không gian nhỏ khép kín.
Mọi tài nguyên sinh hoạt ‘trên sao Hỏa’ này cần được mang theo từ đầu, có nghĩa là họ phải ăn rất nhiều thứ như đồ ăn dạng bột hay cá ngừ đóng hộp.
Ngoài việc làm chuột bạch cho mục đích tìm hiểu các tác động tâm lý của việc sống dài ngày trong môi trường khép kín, nhóm nghiên cứu còn thực hiện một số thí nghiệm ví dụ như tìm hiểu làm cách nào thu được nước từ môi trường khô cằn – một nhiệm vụ sống còn trên sao Hỏa.
Nhưng thách thức lần nhất đó là sự chán nản, nhóm thí nghiệm phải tìm ra cách giải khuây, ví dụ như tập nhảy salsa hay chơi đàn ukulele.
“Việc thu được nước từ mặt đất khô hanh là khả thi. Điều này có thể thực hiện trên sao Hỏa, bạn có thể thu được nước nhờ vào thiết kế nhà kính nhỏ này".
Theo nhà khoa học Đức Christiane Heinicke. Nhưng thách thức lần nhất đó là sự chán nản, nhóm thí nghiệm phải tìm ra cách giải khuây, ví dụ như tập nhảy salsa hay chơi đàn ukulele. “Chúng tôi luôn ở cùng một nơi, với cùng những gương mặt quen thuộc.” – Verseux.
Lời khuyên của anh cho những tình nguyện viên mới sẽ tham gia các thí nghiệm HI-SEAS mới vào năm 2017 và 2018? “Hãy mang theo nhiều sách.”
Ngoài việc làm chuột bạch cho mục đích tìm hiểu các tác động tâm lý của việc sống dài ngày trong môi trường khép kín, nhóm nghiên cứu còn thực hiện một số thí nghiệm ví dụ như tìm hiểu làm cách nào thu được nước từ môi trường khô cằn – một nhiệm vụ sống còn trên sao Hỏa.
Nhóm hiện đang trả lời phỏng vấn cho nghiên cứu về tâm lí sau 12 tháng cô lập. Nghiên cứu sẽ được báo cáo trong các tháng tới. Điểm cộng ở đây là, do NASA đã cho phép truy cập miễn phí nghiên cứu mà mình tài trợ, chúng ta sẽ không phải chờ lâu để biết điều gì xảy ra trong suốt gần một năm đó.
Về phần nhóm thí nghiệm, họ xứng đáng được hưởng một kỉ nghỉ. Và nơi nào tốt hơn để nghỉ ngơi hơn là Hawaii?
Về phần nhóm thí nghiệm, họ xứng đáng được hưởng một kỉ nghỉ. Và nơi nào tốt hơn để nghỉ ngơi hơn là Hawaii?