Hầu hết những thiên thạch tìm thấy trên Trái Đất có niên đại rất lớn. Chúng đã rơi vào hành tinh của chúng ta từ rất lâu rồi nằm ở đó suốt hàng ngàn năm cho đến khi có người phát hiện ra chúng.
Trái Đất là một hành tinh khá may mắn khi những vật thể ngoài không gian rơi vào khí quyển phần nhiều là những tảng đá nhỏ. Trong lịch sử, ghi nhận một thiên thạch khổng lồ đã đâm sầm vào Trái Đất, gây nên sự kiện đại tuyệt chủng vào 63 triệu năm trước.
Gần đây nhất, một thiên thạch to lớn đã sượt ngang Trái Đất rồi bốc nổ trên không trung vào năm 2013 ở Nga, vụ nổ khiến một khu vực rộng lớn bị sóng xung kích tác động, hàng ngàn căn nhà bị vỡ kính và rất nhiều người bị thương.
Dưới đây là những thiên thạch to lớn nhất từng được tìm thấy trên hành tinh xanh của chúng ta.
1. Willamette là thiên thạch lớn nhất từng được tìm thấy ở Hoa Kỳ, có diện tích 7,8 mét vuông và nặng đến 15,5 tấn. Thiên thạch Willamette được cấu tạo từ sắt và niken, được mua lại và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thành phố New York năm 1906.
Thiên thạch Willamette là thiên thạch lớn nhất được tìm thấy ở Mỹ. Ảnh: Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thành phố New York.
Willamette được phát hiện bởi Ellis Hughes vào năm 1902. Lúc này ông không biết nó là thiên thạch, chỉ nghĩ đó là một tảng đá bình thường và chia nhỏ ra để bán cho công ty sắt thép. Nhưng sự việc đã bị ngừng lại khi ông bán được hơn gần 1 mét đá.
Hình ảnh trên được chụp tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên thành phố New York vào năm 1911.
2. Thiên thạch Mbozi được phát hiện ở Tanzania vào thập niên 1930, có chiều dài 3 mét và nặng 25 tấn, gần gấp đôi Willamette. Mbozi được người dân Tanzania tôn thờ nhưng một hòn đá thiêng và gọi nó là kimondo.
Thiên thạch Mbozi là hòn đá thiêng của người Tanzania. Ảnh: Christiaan Zeelenberg.
Mbozi được tìm thấy khi đã bị chìm một nửa bên dưới mặt đất, người ta đào xung quanh nó và cố định nó bằng một chân tượng nhân tạo để bảo tồn được đến ngày nay.
3. Thiên thạch Cape York là thiên thạch lớn thứ 3 trong lịch sử được tìm thấy, đã va chạm với Trái Đất vào 10.000 năm trước đây. Cape York có tên khác là Agpalilik, được tìm thấy vào năm 1993 ở Greenland và nặng 20 tấn.
Thiên thạch Agpalilik đã rơi vào Trái Đất từ 10.000 năm trước và chỉ mới được phát hiện vào năm 1993. Ảnh: Mike Cassano.
Nó đã tồn tại ở đó suốt hàng chục thiên niên kỷ qua mà không được ai chú ý đến. Hiện Cape York đang được trưng bày tại Bảo tàng Địa chất của Đại học Copenhagen, Đan Mạch.
4. Bacubirito là thiên thạch lớn nhất được tìm thấy ở Mexico, có khối lượng lớn hơn nhiều so với Cape York. Bacubirito được tìm thấy vào năm 1863 bởi nhà địa chất Gilbert Ellis Bailey ở làng Ranchito, gần thị trấn Sinaloa de Leyva.
Thiên thạch Bacubirito tuy có ngoại hình không to lớn nhưng nặng đến 20 tấn. Ảnh: saxxon57.
Đây là thiên thạch cấu tạo từ sắt, nặng khoảng 20 tấn, dài 4,25 mét và rộng 2 mét, cao 1,75 mét. Hiện được trưng bày tại Trung tâm Khoa học Centro de Ciencias de Sinaloa.
5. El Chaco là thiên thạch lớn thứ hai trên Trái Đất được tìm thấy, nặng gần gấp đôi so với Bacubirito ở Mexico. Thiên thạch này có nguồn gốc từ núi lửa Campo del Cielo rộng 60 km vuông ở Argentina.
Thiên thạch El Chaco được tìm thấy bên dưới lòng đất gần núi lửa Campo del Cielo ở Argentina. Ảnh: Carlos Zito.
El Chaco có khối lượng lên đến 37 tấn, được xác định bởi một máy dò kim loại vào năm 1969 khi bị chôn sâu 5 mét dưới lòng đất. Một mảnh thiên thạch khác vừa được tìm thấy vào năm 2016, được cho là một phần của El Chaco.
6. Và tảng thiên thạch lớn nhất thế giới là Hoba, được tìm thấy ở Namibia, to lớn và rất nặng nề, đến nỗi nó chưa từng được di chuyển sang nơi khác.
Thiên thạch Hoba đã tồn tại ở nơi này suốt 80.000 năm và chưa từng một lần bị dịch chuyển. Ảnh: Compl33t.
Thiên thạch Hoba có khối lượng 60 tấn và rộng 6,5 mét vuông. Theo kết quả đo đạc địa chất, nó đã rơi vào Trái Đất từ 80.000 năm trước đây, và từ đó đến nay không ai di chuyển nó vì quá to lớn.
Nó còn một phần bị chôn vùi bên dưới mặt đất, nhưng cũng chưa bao giờ được đào lên vì khối lượng quá lớn của nó.
Nguồn: Sciencealert