6 sai lầm cần tránh khi phỏng vấn xin việc

ĐS |

Dù bạn là ứng viên mới hay ứng viên đã có kinh nghiệm phỏng vấn xin việc thì tuyệt đối vẫn nên tránh 6 sai lầm cần tránh dưới đây!

Công việc tốt với mức đãi ngộ hấp dẫn, môi trường chuyên nghiệp chắc chắn là điều mà mọi ứng viên đều hướng đến khi xin việc. Tuy nhiên, có một số ứng viên lại khó có thể đạt được điều này không phải vì họ thiếu kỹ năng chuyên môn mà do mắc phải các sai sót sau đây.

Không tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn

Đây là sai lầm đầu tiên mà bạn cần tránh khi đi tìm việc tại Hà Nội hay bất cứ nơi nào khác vì nó sẽ khiến nhà tuyển dụng nghĩ rằng bạn là người thiếu chu đáo và không có thái độ nghiêm túc. Trước khi buổi phỏng vấn diễn ra, bạn cần dành thời gian đọc qua những thông tin cơ bản về công ty trên website, tìm hiểu nhiệm vụ, sứ mệnh của doanh nghiệp và chắc chắn không thể bỏ lỡ phần mô tả công việc ứng tuyển. Để có sự chuẩn bị tốt nhất, bạn cũng nên tìm hiểu những tin tức gần đây liên quan đến tình hình công ty để có cơ sở trao đổi thêm với nhà tuyển dụng trong quá trình phỏng vấn.

Đến muộn so với giờ hẹn

Việc đến trễ so với giờ hẹn phỏng vấn được coi là một sai lầm cực kỳ nghiêm trọng dù lý do của bạn có hợp lý đến như thế nào. Điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng cho rằng bạn không coi trọng buổi phỏng vấn xin việc và họ sẽ hoài nghi về năng lực sắp xếp thời gian trong công việc của bạn.

Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn nên xem thử trước bản đồ, đường đi đến chỗ phỏng vấn và tìm cách di chuyển hợp lý nhất. Bạn cũng có thể tự tra bản đồ để tìm đường, đảm bảo không đi lạc và cũng nên cân nhắc thời gian trừ hao ra 15 – 30 phút nếu gặp ra vấn đề kẹt xe, xe hỏng trên đường.

6 sai lầm cần tránh khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 1.

Mặc trang phục không phù hợp

Một số ứng viên cho rằng phỏng vấn là quá trình thể hiện bản thân thông qua kiến thức và kinh nghiệm, không quá quan trọng về trang phục. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ hết sức sai lầm vì nhà tuyển dụng cũng sẽ đánh giá con người bạn thông qua hình thức ăn mặc. Bạn có thể mặc những bộ trang phục đơn giản những vẫn phải đảm bảo tính chỉn chu, không quá xuề xòa như áo phông, dép lê.

Đồng thời, bạn cũng có thể trang điểm, làm tóc một cách gọn gàng để giúp bản thân trông lịch sự và phù hợp với môi trường làm việc. Đặc biệt, không nên quá phá cách nếu bạn ứng tuyển vào các vị trí đòi hỏi hình thức trang trọng như ngân hàng, trường học,...

6 sai lầm cần tránh khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 2.

Không mang hồ sơ đến buổi phỏng vấn

Rất nhiều ứng viên khi tới tham dự buổi phỏng vấn thường không mang theo gì cả vì nghĩ nộp hồ sơ online đã đủ. Tuy nhiên, đây cũng là một sai lầm có thể khiến bạn không tạo được ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Tốt nhất bạn vẫn nên in CV ra bản cứng (thường là 2-3 bản do có thể có nhiều nhân viên trong bộ phận tham gia tuyển dụng) và mang theo trong buổi phỏng vấn để nhà tuyển dụng tiện theo dõi và đánh giá rằng bạn có sự chuẩn bị chu đáo. Ngoài ra điều này còn cho thấy bạn là người có khả năng sắp xếp và dự trù tình huống rất tốt.

Không tắt điện thoại

Đây được coi là điều khá kiêng kỵ trong quá trình phỏng vấn xin việc vì nó sẽ khiến quá trình phỏng vấn ít nhiều bị gián đoạn bởi tiếng chuông điện thoại. Chỉ thông qua một tình huống nhỏ như thế này cũng đủ để nhà tuyển dụng nhận xét bạn là một người không chuyên nghiệp, thậm chí là họ sẽ cảm thấy không được tôn trọng.

Tùy vào từng trường hợp, họ sẽ nhẹ nhàng nhắc nhở bạn tắt điện thoại hoặc chỉ mỉm cười với bạn, song chắc chắn bạn đã bị một dấu trừ cực kỳ lớn đồng nghĩa với cơ hội thành công cũng sẽ khá thấp. Chính vì thế hãy luôn ghi nhớ việc tắt điện thoại trước khi vào phỏng vấn.

6 sai lầm cần tránh khi phỏng vấn xin việc - Ảnh 3.

Không đưa ra bất cứ câu hỏi nào

Khi nhà tuyển dụng hỏi bạn rằng có câu hỏi nào cho họ không thì cũng chính là thời điểm bạn cho họ thấy được sự quan tâm đến công việc này như thế nào, và đồng thời cũng thể hiện được sự chủ động của bạn. Trong trường hợp bạn chỉ trả lời những câu hỏi được đưa ra mà không có thắc mắc hoặc tương tác thì nhà tuyển dụng có thể sẽ cho rằng bạn đang "trả bài", tức là nói những thứ đã được chuẩn bị sẵn.

Ở tình huống này, bạn có thể đưa ra những câu hỏi liên quan đến công ty, vị trí ứng tuyển, những dự án công ty đã và đang thực hiện, KPI cho công việc được đánh giá ra sao,... Đừng ngần ngại đưa ra câu hỏi bởi đây cũng được coi là một phần quan trọng khi phỏng vấn xin việc để nhà tuyển dụng xem xét bạn phù hợp với công việc hay không.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Tags
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại