Tâm lý của con người rất phức tạp là một phạm trù phức tạp. Tuy nhiên, có hàng triệu yếu tố có thể tác động đến nó, nên chúng ta thực chất có thể kiểm soát và khiến người khác hành động theo đúng ý mình mà chẳng cần đến năng lực của các siêu anh hùng trong Marvel.
Khả năng thao túng tâm lý người khác qua giao tiếp được gọi chung là các mánh khóe tâm lý. Trong đó, có những mánh khoé thực sự hữu dụng, khi có thể giúp chúng ta đạt được những gì mình muốn mà không phải mất quá nhiều công sức.
Hay nói cách khác, chúng sẽ giúp bạn có một cuộc sống dễ dàng hơn, dù đôi khi là hơi... xấu tính một chút.
1. Muốn đối phương thấy lép vế, hãy nhìn vào đây này
Khi phải nói chuyện với một người mà bạn không thích và muốn cho kẻ đó phải khổ sở, hãy nhìn thẳng vào khu vực giữa 2 lông mày, hoặc giữa trán. Để dễ dàng hơn, hãy tưởng tượng ra một hình tam giác, rồi nhìn vào đó.
Nhìn vào đây nếu bạn ghét người ta...
Đây là một mánh khoé hết sức hữu dụng, có thể áp dụng cho cả khi phải đàm phán kinh doanh. Khi làm như vậy, bạn cũng tạo ra một bầu không khí nghiêm túc hơn giữa 2 bên, và thường thì đối phương sẽ thấy ngại ngần khi trò chuyện kiểu này.
Ngược lại, nếu vui vẻ và quý mến người ta thì đừng có nhìn như vậy. Thay vào đó, khu vực bạn nên nhìn vào là mắt, mũi và miệng - tạo thành tam giác như trong bức hình dưới đây.
2. Khai thác thông tin
Trong rất nhiều trường hợp, bạn sẽ không có được thông tin mình mong muốn khi trò chuyện. Lý do có thể là vì người ta không muốn nói nên tỏ ra lảng tránh câu hỏi, hoặc là không thích cho bạn biết thôi.
Lúc này bạn có thể ngưng câu chuyện lại, nhưng vẫn nhìn vào mắt đối phương. Họ sẽ cảm thấy khá ngại ngần, rồi tìm cách nói tiếp để phá vỡ sự im lặng. Lúc này, những câu nói của họ có thể nhiều chi tiết hơn, và đôi khi là tiết lộ toàn bộ câu chuyện.
Tại sao ư? Vì nhìn vào mắt là một hành động khiến người đối diện không thoải mái. Trong khi đó, sự im lặng có thể hiểu là nghi ngờ, thậm chí là dấu hiệu cho thấy bạn đã biết tất cả rồi, đừng nói dối nữa.
3. Muốn ai đó làm việc chăm chỉ hơn? Chỉ cần bảo: Không làm được đâu!
Con người ai cũng có tâm lý hiếu thắng. Thế nên chỉ cần vài câu khích bác đơn giản kiểu: "Còn lâu mới làm được", đối phương sẽ cố gắng gấp đôi để chứng minh rằng bạn đã sai.
Cách này đôi khi cũng phản tác dụng. Nếu công việc quá khó không thể làm được, đối phương có thể sẽ nản chí và gây tác dụng khá tiêu cực về sau. Hơn nữa, có một số người chẳng quan tâm đến những lời khích bác. Khi có ai đó bảo họ không làm được, họ sẵn sàng đồng tình luôn để... đỡ phải làm.
4. Làm việc nhóm? Đừng lo
Làm việc nhóm có thể nói là cơn ác mộng của rất nhiều người. Vào nhóm chăm chỉ giỏi giang thì không sao, mà rơi trúng nhóm lười thì quả là một bi kịch.
Nhưng nói chung thì mọi chuyện đều có cách giải quyết. Với một nhóm toàn chúa lười, đừng vội phân công hay ra lệnh cho họ làm việc kiểu: "Làm đi". Đó là một sai lầm đấy.
Thay vào đó, chúng ta sẽ dùng cụm từ: "Bắt đầu từ việc này...". Về mặt tâm lý, cụm từ "bắt đầu" sẽ tạo cảm giác hưng phấn hơn, vì cái gì khi bắt đầu mà chẳng nhẹ nhàng và nhỏ hơn bình thường?
Khi họ làm xong, hãy động viên họ tiếp tục làm nốt phần việc của họ. Đến bước này thì khả năng rất cao là họ sẽ làm nốt, vì khối lượng công việc còn lại thực chất cũng không còn nhiều nữa.
5. Bí kíp thuyết trình
Trước một buổi thuyết trình, hãy mang theo một chai nước. Không phải là để ghi "phao" cho khỏi quên đâu, vì nếu phải dùng giấy để đọc thì đó sẽ là một buổi thuyết trình rất tệ cho bạn rồi.
Chai nước sẽ có vai trò câu giờ. Khi chẳng may quên một điều gì đó, bạn có thể tạm ngừng, vặn nước làm một ngụm để không ai nhận ra thực chất bạn đang quên. Rồi trong thời gian ấy hãy cố sắp xếp lại trí nhớ để có một buổi thuyết trình thật hoàn hảo.
6. Bạn muốn nhà tuyển dụng nhớ đến mình?
Vậy thì hãy hẹn phỏng vấn thật sớm, hoặc thật muộn. Thông thường, con người ta sẽ rất nhớ những gì xảy ra vào đầu ngày và cuối ngày, trong khi khoảng giữa thì tương đối mơ hồ. Một cuộc phỏng vấn vào buổi sáng hoặc chiều muộn vì thế sẽ gây được ấn tượng cao hơn (miễn là bạn làm tốt).
Tham khảo: Bright Side, Psychology method