Bạn có biết ai là nữ cướp biển khét tiếng trong lịch sử nhà Thanh, hay người có khả năng miễn dịch với nọc độc rắn? Dưới đây là 5 sự thật mà ít người biết tới.
1. Phải đội mũ và cầm theo một thanh gươm khi nhận được bằng Tiến sĩ ở Phần Lan
Khi nhận bằng Tiến sĩ ở Phần Lan, bạn phải đội một chiếc mũ và cầm theo một thanh gươm. Ảnh: Reddit
Đây là một nghi thức truyền thống ở Phần Lan. Cụ thể, khi một ai đó được nhận bằng Tiến sĩ ở Phần Lan thì người đó sẽ phải đội một chiếc mũ và cầm theo bên mình thanh gươm. Đặc biệt, màu sắc của chiếc mũ thì phụ thuộc vào ngành học của bạn, chẳng hạn, Tiến sĩ triết học thì đội mũ màu đen, Tiến sĩ luật đội mũ màu đỏ sẫm,...
2. Công ty đắt giá nhất trong lịch sử, gấp 8 lần số vốn của Apple
Công ty Đông Ấn Hà Lan nếu còn tồn tại đến ngày nay, thì số vốn có thể lớn gấp 8 lần so với Apple. Ảnh: Wikipedia
Nếu tồn tại đến ngày nay, công ty Đông Ấn Hà Lan sẽ được coi là công ty đắt giá nhất trong lịch sử, khi tổng số vốn của nó có thể sẽ lớn gấp 8 lần so với vốn của Apple, với giá trị lên tới 7,9 nghìn tỷ USD vào lúc cao điểm.
3. Sự thật về chất khó chịu nhất trên thế giới
Thioacetal là chất có mùi rất khó chịu. Ảnh: Depositphotos
Vào năm 1889, các nhà khoa học tới từ thị trấn Freiburg (nằm ở miền tây nam của nước Đức) đã quyết định lấy một vài thioacetal. Đáng chú ý là trong khoảng thời gian đó, nhiều người đã công nhận thioacetal là thứ mùi khó chịu khiến người ta ói mửa. Chính phủ lúc bấy giờ đã phải tiến hành di tản toàn bộ thị trấn này.
Một sự cố khác cũng là bằng chứng cho thấy về mức độ gây khó chịu của thioacetal. Cụ thể, vào năm 1967, một nhóm các nhà khoa học tại Oxford (Anh) đã tiến hành thực hiện một thử nghiệm với chất thioacetal.
Tuy nhiên, chỉ một phần dư lượng nhỏ trong nắp chai rơi ra chứa thioacetal (mặc dù sau đó được các nhà nghiên cứu đặt lại chỗ cũ) đã khiến cho nhiều người làm việc trong tòa nhà cách nơi tiến hành thí nghiệm khoảng 200 mét cảm thấy buồn nôn.
4. Người đàn ông "tình nguyện" cho nhiều rắn độc cắn 160 lần nhưng không chết
Người đàn ông nhiều lần để rắn độc cắn mình nhưng vẫn sống sót. Ảnh: Mirror
Một người đàn ông ở Mỹ có tên là Tim Friede đã "cố tình" để cho nhiều loại rắn độc khác nhau cắn mình trong suốt 16 năm, với khoảng 160 lần. Tuy nhiên, kết quả thật đáng kinh ngạc khi cơ thể của Tim có khả năng miễn dịch với bất kỳ nọc độc rắn.
Thậm chí, người đàn ông này còn sống sót sau vết cắn chí mạng của Mamba đen (Black Mamba), một trong những loài rắn độc nguy hiểm nhất trên hành tinh.
5. Nữ cướp biển khét tiếng dưới thời nhà Thanh: Quyền lực, tàn nhẫn khiến cánh mày râu khiếp sợ
Trịnh Nhất Tẩu, nữ cướp biển nổi tiếng tàn bạo dưới thời nhà Thanh. Ảnh: BS
Trịnh Nhất Tẩu (1775-1844) chính là nữ cướp biển khét tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung Hoa, đặc biệt là vào thời gian trị vì của nhà Thanh. Sinh năm 1775 tại tỉnh Quảng Đông, Trịnh Nhất Tẩu (tên thật là Thạch Dương) ban đầu có xuất thân là một kỹ nữ có nhan sắc với kỹ danh là Hương Cô.
Tuy nhiên, sau đó vào năm 1801, Hương Cô thành thân với Trịnh Nhất, một tướng cướp, người đứng đầu một đoàn hải tặc lớn, và trở thành Trịnh Nhất Tẩu. Trịnh Nhất sau đó đã cấp cho phu nhân của mình một nửa số đội tàu của mình.
Đặc biệt, ngay sau khi được phu quân trao quyền lực quản lý nhiều tàu chiến, Trịnh Nhất Tẩu đã nhanh chóng thể hiện mình là một thủ lĩnh khét tiếng khi quy định nghiêm ngặt và xử phạt tàn nhẫn đối với những ai làm trái, chẳng hạn như ai dám bỏ trốn, đào ngủ thì sẽ bị cắt tai, ăn cắp, cướp đoạt chiến lợi phẩm thì phải chịu hình phạt đáng sợ là chém đầu,...
Nhờ duy trì kỷ luật tàn nhẫn và áp dụng các chiến thuật quân sự nghiêm ngặt mà số lượng tàu hải tặc của nữ cướp biển Trịnh Nhất Tẩu đã tăng lên rất nhanh. Chẳng bao lâu sau, bà đã kiểm soát tới 1.800 chiếc tàu thuyền lớn nhỏ và quân số khoảng 80.000 người.
Sức mạnh hạm đội tàu chiến lớn mạnh của Trịnh Thị khiến hải quân của nhà Thanh cũng phải dè chừng. Bà thậm chí được coi là nhân vật quyền lực khét tiếng nhất trong lịch sử hải tặc không chỉ trên vùng biển Trung Hoa mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
Tham khảo nguồn: BS, Ancientorigins