Người Do Thái giỏi nắm bắt mọi cơ hội để kiếm tiền, ngay cả khi cơ hội này chỉ có thể kiếm được 1 đồng đô la, họ cũng không bỏ lỡ. Nếu có 10 đồng đô la, họ sẽ xem xét chia 10 đồng đô la thành 10 cơ hội khác nhau, giống như 10 quả trứng được chia vào 10 chiếc giỏ khác nhau. Người Do Thái không thích đặt cược, vì vậy họ luôn có nhiều cơ hội hơn để kiếm tiền. Nếu bạn muốn làm giàu, bạn hãy học theo lối tư duy làm giàu của họ.
Tom, người đang du học thạc sĩ ở Mỹ cảm thấy thật may mắn khi vô tình gặp được một doanh nhân người Do Thái. Tiếp xúc với nhau trong một thời gian dài, Tom học hỏi được rất nhiều từ người bạn Do Thái. Anh học được 5 tư duy kiếm tiền có vẻ hơi ngược đời nhưng lại vô cùng hợp lý:
1. Đừng dễ dàng từ bỏ mục tiêu, dù người khác nghĩ gì
Đối với người Do Thái, những tích góp dù là nhỏ nhất, vẫn có thể tạo ra tiền bạc. Điều này muốn nói tới việc tiết kiệm cả tiền bạc, và trí tuệ, cống hiến sức lực. Bạn dám trả giá càng nhiều thì bạn càng có thể thu về thành quả tương xứng.
Người Do Thái thường tâm niệm 1 câu rằng: “Bản lĩnh đến đâu, thành công đến mức độ đó. Có gan lớn bao nhiêu, thì dễ giàu bấy nhiêu.”
Nhiều người xuất thân từ gia đình bình thường. Nhưng họ không chấp nhận đi làm công ăn lương với mức lương ổn định mấy năm trời. Họ luôn nỗ lực, tìm cách tự mình lập nghiệp khi tích lũy đủ cả kiến thức và tiền bạc.
Mục tiêu là động lực để người Do Thái sống ngày một tốt hơn. Ảnh: Internet
Giờ đây, người kinh doanh đồ ăn, có người kinh doanh quần áo. Có người làm ông chủ lớn với hàng trăm nhân viên. Nhưng cũng có người chưa thành công với quyết định của mình.
Tuy vậy, họ chưa bao giờ từ bỏ. Vì mục tiêu là động lực để họ sống ngày một tốt hơn!
2. Kiếm tiền từ người giàu, nhưng không phung phí tiền cho đồ xa xỉ
Người Do Thái rất giỏi trong việc kinh doanh. Tuy nhiên, họ bị đánh giá là thực dụng, vì thường không chi trả tiền cho những món hàng xa xỉ phẩm.
Nhưng người bạn Do Thái của Tom chia sẻ, Người Do Thái sẽ từ chối chi tiền để mua những đồ vật không mang lại giá trị nào ngoài sự phù phiếm. Bởi vì họ không cần loại “danh tiếng” như vậy.
Trên đường phố của các thành phố lớn ở Israel, bạn sẽ rất khó tìm được các thương hiệu bán xa xỉ phẩm, thay vào đó đều là những cửa hàng bán sản phẩm mang lại giá trị thiết thực.
Những đứa trẻ Do Thái cũng thường được dạy cách tiêu tiền hiệu quả ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì thế, khi lớn lên, nhận thức kiếm tiền của họ rất mạnh mẽ.
3. Trong kinh doanh, lợi nhuận là số 1
Thông thường, giữa những người bạn thân thiết, việc nhờ vả có thể nói là điều bình thường. Nhưng người Do Thái thường cho rằng: Bạn nhờ tôi, bạn cần tôi, đó chính là cơ hội kiếm tiền của tôi.
Tư duy này cũng được áp dụng triệt để vào lĩnh vực kinh doanh. Vì thế, người Do Thái bỏ bớt sự cả nể, trì hoãn mà nhiều người thường phạm phải. Thay vào đó, người Do Thái kinh doanh với “tinh thần thép”, xem lợi ích là hơn hết!
Ảnh minh họa. Ảnh: Internet
4. Không bao giờ giảm giá
Kinh doanh là nghề chính của người Do Thái. Nhưng khác với những người buôn bán khác, họ không thích giảm giá hay khuyến mãi mặt hàng. Thậm chí, nếu khách hàng mặc cả hàng hóa, họ sẵn sàng để bạn đi.
Mỗi món đồ đều đã được định giá rõ ràng, khách hàng nếu cảm thấy phù hợp thì hãy lựa chọn mà đừng bao giờ trả giá. Vì sẽ chẳng bao giờ người Do Thái chịu bán nó cho bạn với giá thấp hơn.
Có thể bạn nghĩ quan điểm này của họ thật cố chấp, không linh hoạt theo thị trường, nhưng người Do Thái lại rất kiên quyết với việc này. Bởi họ tin tưởng vào chất lượng sản phẩm của mình, tin rằng sản phẩm xứng đáng với mức giá đã niêm yết.
Nếu chấp nhận để khách hàng mặc cả và giảm giá, đồng nghĩa với việc họ đang tự hạ thấp giá trị sản phẩm của mình.
5. Đồ đã mua, miễn trả lại
Đối với người Do Thái, một khi đã lựa chọn mua hàng, khách hàng cần chịu trách nhiệm với món hàng họ đã lựa chọn. Nếu khách hàng có băn khoăn gì, hãy kiểm tra sản phẩm ngay tại chỗ. Khi phát hiện ra vấn đề lúc mua hàng, họ nhất định sẽ chịu trách nhiệm về sản phẩm. Còn nếu khách hàng đã mang sản phẩm đi, vậy thì miễn bàn vấn đề đổi trả.
Không phải người Do Thái chối bỏ trách nhiệm với sản phẩm của họ, nhưng điều kiện để họ chịu trách nhiệm là gì, khách hàng phải nắm cho rõ. Thứ đã bán ra, nằm trong tay bạn, thì bạn hãy tự chịu trách nhiệm.