Apple là một ông lớn công nghệ khác biệt. Không giống với nhiều đối thủ, Apple tin rằng riêng tư và bảo mật là một quyền lợi chính đáng của người dùng - và chính sách dữ liệu người dùng của “táo khuyết” đã thể hiện điều đó.
Dưới đây là 5 cách ít người biết đến cho thấy Apple bảo vệ dữ liệu người dùng tới mức nào.
FaceID không hề biết khuôn mặt của bạn
FaceID là tính năng scan khuôn mặt 3D để dựa vào đặc điểm sinh trắc của người dùng để mở khoả thiết bị và phục vụ các tính năng bảo mật nói chung. Thế nhưng, điều tuyệt vời là thực tế FaceID không hề biết khuôn mặt của bạn.
Apple theo đó khẳng định FaceID không lưu lại bất kì một hình ảnh thực tế nào về đặc điểm nhận dạng của bạn. Thay vào đó, nó lưu lại một giá trị toán học dựa trên các đặc điểm chỉ mình bạn mới có. Bằng cách này, FaceID vừa hoạt động hoàn hảo cho một tính năng bảo mật vừa ngăn việc một bên thứ ba có thể “tái tạo” được khuôn mặt của bạn từ dữ liệu này.
Dữ liệu bản đồ phân mảnh
Trong quá khứ, Apple Maps đi sau đối thủ khá nhiều về độ tính xác và tính hữu dụng. Thế nhưng, mọi thứ đang dần thay đổi. Bên cạnh đó, có một điểm cộng mà Apple Maps vượt trội hơn hẳn các đối thủ đó chính là tính riêng tư và bảo mật.
Apple Maps theo đó không theo dõi chính xác hành trình của bạn. Dữ liệu được phân mảnh thành nhiều hướng khác nhau trước khi được chuyển tới các máy chủ của Apple. Ngoài ra, tất cả các dữ liệu được được ngẫu nhiên hoá. Vì lý do này mà Apple đã từng khẳng định không ai có thể biết toàn bộ hành trình của bạn, ngay cả Apple.
FaceTime được mã hoá từ đầu đến cuối
Có thể bạn đã biết iMessages được mã hoá end-to-end (từ đầu đến cuối.) Điều này có nghĩa là chỉ bạn và người nhận được tin nhắn có thể xem được tin nhắn có thể xem được nội dung tin nhắn. Thế nhưng, có thể nhiều người chưa biết FaceTime cũng được mã hoá theo cách này.
Tất cả các cuộc gọi thoại hoặc video thông qua FaceTime đều được bảo vệ. Không dừng lại ở đây, Apple còn tiết lộ FaceTime được sử dụng hệ thống mã hoá hai lớp, cao cấp hơn so với hệ thống một lớp áp dụng cho iMessage.
Giao dịch Apple Pay được ngẫu nhiên hoá
Trong phim, các giao dịch thẻ tín dụng hay thẻ debit là một cách để người dùng nó có thể bị theo dõi. Và điều này không chỉ có trong phim bởi thực tế có rất nhiều thứ bạn làm sẽ để lại “các dấu chân trên thế giới số.” Thế nhưng với Apple Pay thì khác.
Apple cho biết hãng này không lưu lại các thông tin giao dịch khi người dùng thực hiện các giao dịch mua sắm qua Apple Pay, kể cả mua trực tiếp ở cửa hàng hay mua trực tuyến. Vì thế, các giao dịch mua sắm không thể được dùng để theo dõi ngược lại người dùng.
Apple theo dõi hoạt động của bạn - Và rồi tự làm chúng rối tung lên
Nếu là người am hiểu về công nghệ, có thể bạn cũng thắc mắc về cách nhiều hệ thống của Apple có thể học hỏi về hành vi của người dùng, qua đó đưa ra các gợi ý chính xác nhưng lại không đông chạm đến tính riêng tư của bạn. Thực tế, Apple có theo dõi các hoạt động của bạn nhưng lại tự đặt ra cơ chế làm rối giữ liệu để bảo vệ tính riêng tư.
Theo đó, Apple theo dõi thiết bị của bạn nhưng sau đó trộn lẫn một hành vi đặc thù của người dùng với dữ liệu của hàng triệu người khác. Bằng cách này, Apple thấy được bức tranh tổng quan về người dùng của mình thay vì hành vi cụ thể của một người dùng.