Lười
Nghèo là một cái tội, còn vừa nghèo vừa lười lại là một đại họa. Nghèo đói không phải là một tội lỗi.
Mà cái tội ở đây là biết mình nghèo, mình khổ cực đấy nhưng lại tự trấn an mình, không thèm cố gắng phấn đấu, bỏ mặc tất cả rồi lại nghĩ người khác thay đổi thái độ là vì mình nghèo.
Cái lười trong tư duy, lười vận động, lười tham vọng, lười lao động ấy lâu dài biến nhiệt huyết của bạn bị chôn vùi và bạn trở thành gánh nặng của người khác.
Nếu một người nghèo khó, làm một công việc thu nhập thấp chẳng đủ ăn tiêu, nhưng ngày ngày tháng tháng vẫn tiếp tục công việc đó mà không nghĩ cách làm thế nào để có được công việc tốt hơn, thu nhập cao hơn, thì đó cũng là một kiểu lười: lười học hỏi để có thêm kiến thức, năng lực, lười phấn đấu để đạt vị trí cao hơn, lười thay đổi vì sợ khó, sợ vất vả.
Vì thế, để trở thành một người giàu có, trước tiên bạn phải luôn tìm cách làm tăng ngân sách. Đừng lãng phí thời gian rảnh, hãy đầu tư vào thứ gì đó.
Kể cả việc tạo dựng một sở thích cũng có thể là sự đầu tư đúng đắn, miễn là có ai đó đánh giá cao việc làm của bạn.
Sĩ diện hão
Khi bạn không có nhiều tiền, mọi khoản chi tiêu đều nên được tính toán thật kỹ lưỡng. Việc bạn mua sắm, sinh hoạt như sẵn tiền trong ví là sai lầm lớn.
Ví dụ, nếu bạn bè rủ ăn tối ngoài hàng, bạn sẵn lòng đồng ý thay vì từ chối và ở nhà dùng cơm.
Bạn muốn chứng tỏ với bạn bè rằng mình có tiền nên thậm chí sẵn sàng "bao" họ, trong khi khoản tiền đó có thể là một nửa chi phí sinh hoạt của cả tháng.
Trường hợp khác, người nào đó đã lâu không liên lạc, đột nhiên mời đám cưới. Bạn ngại từ chối, bạn muốn giữ thể diện, nên lại gửi phong bì mừng. Khoản tiền này cũng làm hao hụt ngân sách vốn eo hẹp của bạn.
Hay khi bạn thích một trang phục mới, một món đồ công nghệ mới nào đó và nhất quyết mua, dù tài chính của bạn lúc này không hề dư dả.
Theo các chuyên gia, khi khó khăn về tài chính, tốt nhất là bạn không nên bận tâm quá nhiều về hai chữ "thể diện". Hãy sẵn sàng nói lời từ chối.
Bạn có thể thẳng thắn từ chối các cuộc vui, các lời chào mời... và tập trung vào kế hoạch chi tiêu của mình. Sĩ diện hão chỉ khiến cho bạn đau đầu về tiền bạc thêm mà thôi.
Ý chí vật vờ
Bạn không có dũng khí, bạn đẻ ra đã gan nhỏ, sợ chuyện, không dám lựa chọn con đường khác. Vì bạn không có dũng khí tiến về phía trước, không có tinh thần phải vượt qua bản thân. Vì vậy, bạn vẫn là một người làm thuê!
Bạn có nghĩ tới việc thay đổi cuộc sống của bạn, thay đổi số phận nghèo khó của bạn, nhưng bạn không hề hành động.
Bạn không dám làm bất cứ thứ gì vì bạn sợ thua, bạn sợ thua rồi sẽ đã nghèo lại càng nghèo hơn! Cuối cùng bạn không dám nghĩ.
Người không có nhiệt huyết, không có niềm tin như vậy xuất phát từ việc chỉ nhìn vào điểm yếu kém của bản thân mà không có nghị lực nhìn xa, càng tụt dốc thì càng chán nản, buông xuôi.
Người xưa có câu: "Nhân sinh bất như ý, sự thập chi bát cửu", hàm ý là cuộc sống con người đa phần là không như ý, chỉ một vài phần trăm là như toại nguyện mà thôi. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ điều này.
Có người chỉ nhìn vào phần "không như ý" đó để chán nản, than phiền, bực bội, rồi mãi mãi chìm đắm trong cơn thất vọng. Thậm chí họ đánh mất cả niềm tin, mơ ước, tự mình đi vào ngõ cụt.
Người càng nghèo, tâm lý càng kém tự tin, nhiệt huyết, tại sao lại như vậy? Chính là bởi lòng dạ chỉ nhìn vào cái kém của mình mà không có nghị lực nhìn xa, càng tụt dốc thì càng chán ghét, bực bội.
Bạn ơi, đừng quên rằng, sống trên đời này, hãy thương bản thân một chút, hãy cho bản thân thêm thật nhiều cơ hội rèn luyện một chút.
Làm gì có ai vừa đẻ ra đã biết chạy, biết nhảy? Làm gì có ai vừa tốt nghiệp ra đã là tinh anh trong xã hội? Làm gì có ai vừa khởi nghiệp đã thành công?
Khi người khác nỗ lực học tập, nỗ lực tích lũy, nỗ lực tìm cách giải quyết, thì bạn đang làm gì?
Năng lực là nỗ lực rèn luyện nên, không nỗ lực lại muốn có năng lực, thiên tài cũng vẫn có thể biến thành tên ngốc, nhưng khi đã nỗ lực thì dù có kém cỏi tới đâu cũng vẫn có thể trở thành người xuất chúng.
Ham rẻ
Đương nhiên tham rẻ là điều rất tự nhiên với mỗi người, nhưng thực tế, càng nghèo người ta lại càng ham rẻ. Và rồi, ham rẻ đôi khi lại đồng nghĩa với "được nhỏ mà mất to".
Càng không có năng lực, người ta lại chỉ nhìn ngắn hạn, tham cái lợi trước mắt, quên giá trị lâu dài.
Bởi thế, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo được định rõ qua câu nói: "Người nghèo tham hiện tại, người giàu muốn tương lai". Nói cách khác, khoảng cách giữa giàu – nghèo thực chất nằm ở chính tầm nhìn của người đó mà thôi.
Ưa "khẩu nghiệp"
Nhiều người không ngừng than thở, trách móc, đố kỵ rằng vì sao mình mãi nghèo, trong khi người kia giàu có, thành công.
Nhưng đó đôi khi là do chính họ: thay vì nhìn lại mình, họ chỉ biết than thở, trách móc, nói xấu, trong khi người khác dành thời gian đó để chuyên tâm "tu thân", làm những việc có ích cho chính bản thân, trau dồi vốn sống.
Khi một người không ngừng "khẩu nghiệp", họ sẽ dần đánh mất niềm tin, sự quý mến của mọi người, mất đi cơ hội được hỗ trợ để bước ra khỏi khó khăn.
Thế nên, người giàu càng giàu, người nghèo cứ mãi khó khăn, cũng có lý do của nó.
Nhà văn người Mỹ John Knights nói: "Bạn không thể chọn nơi bạn sinh ra, nhưng bạn có thể chọn cuộc sống của chính mình."
Để bản thân sống an phận, không thay đổi, trốn tránh trách nhiệm, bề ngoài dù trông rất thư thái, nhưng nó sẽ chỉ khiến bạn từ từ ngã xuống và sống theo kiểu người bạn từng ghét.
Thực tế không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, năm tháng lặng lẽ.
Cuộc sống không phải là bạn nghèo từ khi còn trẻ và nó có thể tự nhiên chuyển sang tầng lớp trung lưu khi bạn ở tuổi trưởng thành. Muốn được như vậy, bạn phải nỗ lực thoát nghèo thôi, bằng không thì "nghèo bền vững" nhé.
Có một câu nói: Nếu bạn không làm việc chăm chỉ ở độ tuổi 20, thì chục năm nữa, bạn sẽ chỉ trở thành một người nghèo ở độ tuổi 30.
Trong một vài năm, bạn sẽ trở thành một người vừa già và vừa nghèo. Thế nên hãy vận động, biến đổi bản thân trước khi bị những phú ông trỗi dậy và đè bẹp.