Điểm đầu tiên: Có kiên trì hay không?
Nếu một người có bản tính thiếu kiên trì, không thể duy trì ý chí và ước nguyện ban đầu lâu dài, sau này chính điều đó sẽ trở thành thứ khiến anh ta thất bại.
"Phàm là người làm việc gì cũng đều nên tập trung tinh thần làm tốt một việc. Đừng nên có suy nghĩ vọng động, làm việc này nghĩ việc kia, ngồi núi này trông núi nọ."
Ở tuổi 31, Zeng Guofan tự định ra cho mình 12 điều lệ hằng ngày: tôn kính, ngồi thiền, dậy sớm, đọc sách, học sử, cẩn trọng lời nói, dưỡng khí, rèn luyện sức khỏe, ngày bận, đêm không bận, viết chữ, đêm không ra khỏi nhà.
Trong suốt cuộc đời của mình, ông đã viết hàng chục triệu cuốn nhật kí, thư từ và ghi chú hàng trăm quyển sách cũng như thực hành viết thư pháp từ khi còn nhỏ.
Sự nhẫn nại và lòng kiên trì đến cùng này, không phải là điều mà người bình thường có thể làm được. Bởi vì có rất nhiều người nhiệt tình chưa đầy 3 phút đã bỏ dở giữa chừng, nhảy sang công việc mới.
Kiên trì có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. Nếu chúng ta không có lòng kiên trì, chúng ta sẽ dễ mất đi lòng tin, thậm chí cảm thấy bản thân vô dụng, làm việc gì cũng không xong.
Điểm thứ 2: Có tầm nhìn xa hay không?
Một học giả người Trung Quốc đã đến tham quan một ngôi đền cổ và nhìn thấy một chú tiểu đang trồng cây trúc đào bên cạnh một cây thông già 500 năm tuổi.
Ông cảm thán nói: "Trước đây, khi nhà sư trồng cây thông này, đã nghĩ đến sự phát triển của tu viện một trăm năm sau. Bây giờ, chú tiểu đang trồng hoa ở đây, cái cậu nghĩ đến chắc là năm tới thôi!"
Người trẻ tuổi khi làm việc, thường hay sợ hãi, kiêng kỵ quá nhiều nên khó tránh khỏi việc thu nhỏ tầm nhìn của bản thân.
Họ chỉ sống theo kiểu đi một bước nghĩ một bước, ánh mắt không vượt qua được bước chân, đến cuối cùng vẫn nghèo như cũ.
Thế nhưng, chỉ những người nhìn xa trông rộng mới có thể dễ dàng thắng lớn.
Đừng việc gì cũng chăm chăm níu kéo cái lợi ích trước mắt, thích lãng phí thời gian và năng lượng vào những việc nhỏ nhặt không đáng sẽ chỉ khiến bạn không phát triển được lâu dài.
Điểm thứ 3: Có khả năng kiểm soát cảm xúc hay không?
Năng lực khống chế cảm xúc là một trong những phần quan trọng của EQ. Cấp độ của nó có thể quyết định cấp độ mà một người đạt đến.
Cảm xúc tích cực là một món quà tốt, ngược lại cảm xúc tiêu cực, dù chỉ trong tích tắc, cũng chính là hóa đơn cho những việc làm sai trái của bạn.
Những người có EQ cao dễ dàng kiểm soát tốt cảm xúc của mình.
Thỉnh thoảng, bạn sẽ cảm thấy bất mãn, không vui, tâm trạng tồi tệ. Nhưng rất nhiều khi những cảm xúc đó không phải do người khác đem đến, mà do chính thế giới nội tâm bé nhỏ của bạn tự "đào ra".
Hãy cố gắng học cách kiểm soát nó ngay đi, cảm xúc giống như một con dao hai lưỡi vậy. Nếu bạn học được cách kiểm soát tốt nó, nó sẽ trở thành một phụ tá đắc lực.
Nhưng nếu bạn không hiểu nó, dễ bị nó đá động, vậy nó sẽ là một con dao sắc bén tạo ra vết cắt khó lành trong đời bạn.
Bạn có tâm trạng thế nào, thế giới mà bạn nhìn thấy bên ngoài cũng như vậy.
Khi tâm trạng bạn tốt đẹp, vui vẻ; dù đời có khó khăn đến đâu, bạn cũng không dễ dàng gục ngã, bi quan. Thế nên, chỉ những người giỏi điều khiển cảm xúc mới có một cuộc sống hạnh phúc.
Điểm thứ 4: Có thường xuyên kiếm cớ bao biện hay không?
Có một anh bạn rất hay tức giận, mà mỗi lần như vậy anh ta đều đổ lỗi cho người khác.
Có người khuyên bảo anh ta: "Cậu hãy học cách nhìn nhận vấn đề từ bản thân trước đi.
Nếu chuyện gì cũng đổ lỗi cho người khác, sẽ chỉ khiến cậu mãi nhìn thấy người khác không đúng, còn cả đời lại không nhận ra lỗi sai của chính mình."
Người bạn này làm theo và cảm thấy hối hận vô cùng.
Tự nhìn nhận lại bản thân cũng là một cách thức tỉnh, giúp chúng ta thoát ly cái ác, là liều thuốc để tự tu tập tâm tính tốt nhất.
Những người luôn trốn tránh trách nhiệm và sai lầm của mình sẽ không bao giờ đi được đúng đường hoặc không thể đi trọn con đường.
Bởi vì bạn không thể nhìn thấy thiếu sót và khuyết điểm của mình, nên không thể sửa đổi nó.
Thứ 5: Có hay giở trò khôn vặt hay không?
Người thích dựa vào chút khôn vặt sẽ không bao giờ làm nên việc lớn, bởi vì họ quen dùng chút mánh khóe lợi dụng hoặc qua mặt người khác, để người khác làm giúp họ một cách dễ dàng.
Nhưng có rất nhiều chuyện trên đời không chỉ cần thông minh là đủ, cái quan trọng nhất vẫn là sự nhẫn nại và kiên trì đến cùng.
Chỉ ai dám trả giá công sức hết mình mới có thể đạt đến thành công. Người thực sự thông minh đều nhìn nhận vấn đề này rất rõ ràng.
Những người hay giở trò khôn vặt thường thích kiếm lợi bằng thủ đoạn không đoan chính. Nhưng họ không biết rằng làm hại người khác chỉ khiến bản thân tiêu hao may mắn và phước báo của chính mình từng ngày.
Cuối cùng, thứ họ đạt được là mọi người xa lánh, một việc cũng không thành.
Ngay cả đến những việc nhỏ cũng tính toán như thế, người như vậy đừng mong chạm đến thành công. Bởi vì khi họ lợi dụng đồng nghiệp, đối tác, bạn bè, rồi sẽ có một ngày vòng quan hệ nhỏ dần và mất hút, không còn ai muốn bên cạnh giúp đỡ hay hợp tác nữa.
Chỉ những ai có một tầm nhìn xa, trí tuệ lớn, kiên trì lâu và nỗ lực mãi mới có thể nhìn thấy thế giới rộng lớn và đạt được cuộc đời viên mãn.
Sống trong cùng xã hội, nhất định phải ghi nhớ: Đừng bao giờ coi thường người khác, cũng đừng bao giờ nghĩ rằng bản thân là thông minh hơn người mà giở chút khôn vặt lợi dụng người ta.
Đến cuối cùng, khi mọi sự đổ vỡ rồi bạn mới hối hận nhận ra, không phải họ ngốc, mà là chính bạn ngốc. Bởi vì làm như vậy không chỉ đánh mất chính mình, còn đánh mất bạn bè!