Ảnh minh họa
* Bài viết này là chia sẻ của Ariana Arghandewal - một chuyên gia về thẻ tín dụng, đồng thời là người sáng lập Pointchaser. Cô cũng từng làm biên tập viên tại The Points Guy, NerdWallet và FlyerTalk. Bài viết của cô cũng đã nhiều lần xuất hiện trên Forbes, Fodor's Travel và US News Weekly.
Với tình hình kinh tế nhiều biến động như hiện nay, việc duy trì 1 thói quen tốt để ngân sách tài chính phát triển theo chiều hướng tích cực là điều quan trọng hơn bao giờ hết.
Dưới đây là 5 chiến thuật mà tôi đã và đang thực hiện trong năm nay để cải thiện tình hình tài chính và mọi người có thể áp dụng:
1. Tranh thủ dự trữ những món đồ cần thiết và sau đó là những tháng không chi tiêu
Năm nay, tôi tận dụng triệt để các đợt giảm giá để dự trữ những thứ cần thiết, tần suất dùng thường xuyên và có hạn sử dụng lâu dài. Việc này về lâu dài không chỉ giúp tôi tiết kiệm mà còn ít phải ghé siêu thị/cửa hàng hơn - nơi mà chắc chắn tôi sẽ khó thoát khỏi sự cám dỗ của mua sắm.
Sau một tháng không chi tiêu thành công, tôi nhận thấy giá trị của việc loại bỏ (hoặc hạn chế) một số khoản chi tiêu không cần thiết khỏi ngân sách của mình. Tôi hạnh phúc và làm việc hiệu quả hơn.
Mua sắm tốn nhiều thời gian và việc loại bỏ nó ra khỏi danh mục những việc cần làm đã giúp tôi có thêm thời gian và tạo thêm không gian để tôi tập trung vào những thứ mang lại sự bình yên trong cuộc sống hàng ngày.
Cần khẳng định, 1 tháng không chi tiêu là cách để tôi cân bằng mọi thứ, không riêng vấn đề tài chính. Vì vậy, tôi sẽ tiếp tục làm việc này trong suốt những tháng còn lại của năm và thực hiện 1 cách đều đặn.
2. Tiết kiệm ngân sách với ưu đãi từ các chương trình khuyến mãi, hoàn tiền, thẻ quà tặng,...
Là một người thường xuyên đi du lịch và đam mê tận hưởng cuộc sống, tôi thấy việc tuân thủ ngân sách là thách thức vô cùng lớn.
Khi đi ra ngoài, bạn sẽ dễ bị cuốn theo những thứ hay ho và mới lạ, dẫn tới chi tiêu quá mức. Bởi thế, thay vì suy nghĩ tiêu cực về việc làm thế nào để tuân thủ và theo sát chi tiêu 1 cách chặt chẽ, những phần thưởng/thẻ quà tặng là công cụ hữu ích giúp tôi đạt được mục tiêu này mà không phải tốn quá nhiều công sức để kiểm soát. Tôi đặc biệt thích sử dụng thẻ quà tặng để lập ngân sách cho các chi phí ăn uống và giải trí hàng tháng.
Thẻ tín dụng của tôi hoàn lại 5% tiền mặt tại các cửa hàng đồ dùng văn phòng nên tôi dành cho mục đích này. Bằng cách đó, tôi cũng có thể kiếm được phần thưởng cao hơn khi đăng ký định kỳ và kiểm soát chi phí giao bữa ăn của mình.
Tôi cũng làm như vậy đối với các giao dịch mua không bán lẻ. Đó là một cách tuyệt vời để kiểm soát chi tiêu, bởi vì một khi thẻ quà tặng hết, chắc chắn bạn sẽ có sự chần chừ trong mua sắm và nhờ vậy sẽ không vượt quá ngân sách.
3. Đầu tư thêm vào quỹ dự phòng
Tôi là một cây bút tự do và suy thoái kinh tế có thể ảnh hưởng đáng kể đến công việc cũng như tình hình tài chính của tôi.
Làn sóng sa thải hàng loạt và thị trường chứng khoán nhiều biến động đang tạo ra nhiều vấn đề bất ổn kinh tế. Do đó, tôi đang ưu tiên bỏ thêm tiền vào quỹ dự phòng của mình để trang trải chi phí sinh hoạt trong ít nhất 3 tháng tới đây. Hy vọng rằng tôi sẽ không cần tới nó để chi trả cho các chi phí sinh hoạt. Nhưng nếu buộc phải làm, tôi nghĩ điều đó cũng khiến tôi không phải lo lắng quá nhiều.
4. Đầu tư nhiều hơn vào thị trường giá xuống
Năm nay, tôi nỗ lực nhiều hơn để luôn đi đầu trong các xu hướng chứng khoán và đầu tư trong thời kỳ thị trường đi xuống. Điều này mang lại hiệu quả tốt cho tôi trong thời kỳ đại dịch, nhưng tôi đã chểnh mảng trong 2 năm qua để đầu tư vào các quỹ có chỉ số an toàn hơn.
Tôi sẽ nỗ lực nhiều hơn nữa để đứng đầu thị trường chứng khoán trong năm nay và tận dụng lợi thế của thời kỳ suy thoái.
Vào tháng Giêng, tôi đã mua một số cổ phiếu của Tesla và may mắn là cổ phiếu này đã phục hồi trở lại, mang lại lợi nhuận tốt cho tôi. Hy vọng rằng sẽ có nhiều cơ hội như thế này vào năm 2023. Và tôi đảm bảo sẽ nắm lấy thời cơ.
5. Xây dựng quỹ giải trí
Đôi khi bạn cần thực hiện một giao dịch mua phù phiếm và điều đó không sao cả. Tuy nhiên, nó chỉ nên dừng lại ở mức "đôi khi" thôi nhé!
Khi bạn làm việc chăm chỉ và dành phần lớn thời gian để đưa ra các quyết định tài chính có trách nhiệm, thì việc "chi tiêu phung phí" không thường xuyên là điều hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Tôi thực hiện nghiêm túc hơn với ngân sách của mình trong năm nay hơn bao giờ hết, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi tự tước đoạt đi quyền được tận hưởng của mình. Tôi đã dành ra một tài khoản tạm gọi với cái tên là "bất cứ thứ gì" với 3.000 đô la. Và chính xác như tên gọi của nó - đây chính là số tiền mà tôi có thể chi tiêu theo cách mình muốn.
Cho dù đó là một chiếc iPhone đời mới với mức giá đắt đỏ, một (hoặc nhiều hơn 1) chiếc túi hàng hiệu hay một kỳ nghỉ tự phát,... Tất cả đều được sử dụng bằng tài khoản này.
Bằng cách cho phép bản thân thoải mái vung tiền từ số tiền dành riêng cho mục đích đó, tôi hoàn toàn có thể tiết kiệm ngân sách trong khi vẫn tận hưởng thành quả lao động của mình.