Trở nên giàu có là điều ai cũng mong muốn, nhưng ước muốn này thường chỉ dừng ở tưởng tượng mà chẳng có mấy người có thể hiện thực hóa. Phần lớn nguyên nhân là do họ "không tụ tài", giống như câu chuyện của người đàn ông tên Lý Vĩ ở Trung Quốc.
Lý Vĩ năm nay đã 38 tuổi, trong nháy mắt đã bước sang cái tuổi không được chần chừ nữa rồi, thế nhưng trong tài khoản không có tiền, còn phải nuôi hai đứa con. Anh ta ngày ngày chỉ biết than thở về áp lực cuộc sống, nhà còn trả góp, gia đình còn phải trông nom. Thời gian lâu dần, mỗi buổi tan làm đều không vội về nhà mà chạy tới quán rượu, muốn tìm rượu giải sầu.
Một ngày, như thường lệ, anh ta đến quầy thịt nướng lấy vài xiên và vài chai rượu, rồi ngồi trong góc. Lúc sau quầy hàng ngày càng đông khách Lý Vĩ đành phải chia sẻ chỗ ngồi cùng người khác.
Người cùng bàn với Lý Vĩ là một người đàn ông giản dị nhưng không luộm thuộm. Vừa gặp đã như quen biết lâu nên hai người rất nhanh trò chuyện. Lý Vĩ sau đó biết được người đàn ông ngồi đối diện với mình là Vương Kỳ, 30 tuổi và là chủ của một chuỗi nhà hàng nhỏ có tiếng.
Vương Kỳ nói với Lý Vĩ rằng khi còn học đại học, anh ấy chỉ dựa vào tự thân vừa học vừa làm, không cần đến hỗ trợ từ gia đình. Sau khi tốt nghiệp, dựa vào số tiền tích góp từ lúc đi học, Vương Kỳ bắt đầu kinh doanh riêng. Lúc đầu mới khởi nghiệp cũng không thuận lợi vì bản thân chưa có kinh nghiệm suýt thì vỡ nợ. May mắn thay anh không dễ dàng bỏ cuộc, không ngừng tìm tòi cuối cùng Vương Kỳ cũng sở hữu cho mình một chuỗi cửa hàng.
Nghe hết câu chuyện của Vương Kỳ, Lý Vĩ bắt đầu hồi tưởng lại quá khứ của mình. Anh nhận thấy bản thân từ khi học đại học chỉ biết ăn chơi hưởng lạc: ngày ngày chỉ biết cùng mấy người bạn bè đi tới cửa hàng Internet chơi game. Không những thế còn ở sau lưng bàn tán về hoàn cảnh của bạn bè tốt mới có thể vừa tốt nghiệp đã tìm được việc làm ổn định ngược lại là anh ta chỉ có thể ở một công ty nhỏ phấn đấu bao năm mới trở thành một giám sát.
Trên thực tế, khi Lý Vĩ bước vào tuổi 38 không có tiền tiết kiệm nguyên nhân đến từ bản thân anh ta. Mỗi ngày từ khi đi làm tới lúc tan làm đều chỉ nghĩ tới có thể nhẹ nhàng mà được thăng chức tăng lương. Tiêu dùng mỗi tháng tăng lên, chi phí sớm cũng đã tăng theo rồi. Nghĩ đến đây, Lý Vĩ không khỏi thở dài.
Có thể nói, những người "không tụ tài", không kiếm được tiền trên người thường có 5 biểu hiện.
Biểu hiện thứ nhất: Sợ thất bại, bằng lòng với hiện tại
Nhiều người đến lúc nhắm mắt xuôi tay vẫn phải ra đi trong nghèo khổ nhưng nhất định tin vào câu nói: "tiểu tâm sử đắc vạn niên thuyền" nghĩa là: an toàn chậm rãi mới dễ dàng phát triển. Nhưng cả đời chỉ thu mình trong vỏ ốc, không dám chấp nhận rủi ro, chần chừ, sợ thất bại kết quả là bỏ lỡ cơ hội làm giàu. Những người này đối với cuộc sống của bản thân thì dễ hài lòng nhưng khi nhìn thấy thành công của người khác lại hằn học, oán hận cho rằng bản thân không có vận khí giàu sang.
Nói về nguyên nhân sâu xa, một người không thể giàu có phần nhiều đến từ tính cách của họ. Nhưng nếu không có gì để mất, tại sao phải sợ thất bại?
Biểu hiện thứ hai: Chỉ biết cái lợi trước mắt, không có tầm nhìn dài hạn
Những người không thể trở nên giàu có thường không thể thấy được lợi ích lâu dài, họ thường quan tâm tới được mất trước mắt, luôn sợ bản thân chịu thiệt.
Buffett từng nói: "Trong đời tôi, tôi chưa từng gặp một người giàu mà không bao giờ mất tiền, nhưng tôi đã gặp rất nhiều người nghèo chưa bao giờ mất một xu."
Vì vậy, lý do khiến người nghèo không thể trở nên giàu có là bởi họ không muốn vì tương lai tốt đẹp mà bỏ đi cái lợi trước mắt, không có tầm nhìn dài hạn, thấy bản thân phải chịu thua thiệt liền sợ hãi thu mình.
Biểu hiện thứ ba: luôn nghĩ đến việc đi đường tắt
Khoảng cách ngắn nhất giữa hai điểm luôn là đoạn thẳng nối hai điểm đó. Ngày nay, nhiều người luôn nghĩ đến việc đi tắt đón đầu khi gặp sự cố, hy vọng "miếng bánh trên trời" vô tư rơi xuống người mình mà quên xem năng lực bản thân có bắt được miếng bánh này hay không.
Thậm chí, có người chọn đi đường tắt để thành công, có thể kiếm tiền nhưng lại mất nhiều tiền hơn.
Trên thực tế làm gì có nhiều đường tắt như vậy, những thứ không qua nỗ lực và phấn đấu, dễ đến rồi dễ đi, cuối cùng cũng không phải của mình.
Hãy nhớ một câu: Đi từng bước một cách vững vàng mới là con đường nhanh nhất dẫn đến thành công.
Biểu hiện thứ tư: Đố kỵ với người giàu có
Đối mặt với khoảng cách giàu nghèo ngày nay, người giàu ngày càng giàu, người nghèo lại không thể thoát nghèo. Lúc này sẽ xuất hiện nhiều người với tâm lý ghét nhà giàu. Tâm lý ghét người giàu bắt nguồn từ lòng ghen tị của con người, những người như vậy thường than phiền về "bất công xã hội" và "tại sao người khác kiếm tiền dễ dàng mà bản thân lại nghèo khổ". Nhưng điều trớ trêu thay những người ghét người giàu lại muốn trở nên giàu có.
Thế nên, muốn trở nên giàu có thì phải chấn chỉnh tâm lý, nếu không thể tự kiếm tiền hãy tìm nguyên nhân từ chính bản thân mình. Một người giàu có thì không thừa thời gian để ghét bỏ người khác nói gì đến việc đùn đẩy trách nhiệm cho thời đại và xã hội này.
Biểu hiện thứ năm: Tận hưởng mức tiêu dùng tiên tiến
Tại sao một người luôn nghèo? Vấn đề còn nằm ở cách tiêu tiền của anh ta. Hiện nay có rất nhiều nền tảng cho vay, hỗ trợ tín dụng khiến con người tiêu tiền hoang phí, tiêu trước trả sau không biết tiết chế. Cuối cùng đẩy bản thân vào con đường vỡ nợ. Muốn kiếm được tiền thì trước hết phải học cách tiêu tiền, không nên tiêu xài hoang phí, biết kiểm soát tiêu dùng.
Vì vậy, nếu muốn "hái ra tiền", bạn hãy nhanh chóng xem mình có mắc phải 5 biểu hiện này không và chỉnh sửa càng sớm càng tốt, để tài lộc ngày một nhiều lên.