1. Hành vi
Thích phê phán người khác, không thích tự ngẫm lại chính mình
Người ở tầng càng thấp, tư duy càng hạn hẹp, càng thích phê phán người khác. Bất kể người khác nói đúng hay nói sai, họ đều luôn bày tỏ ý kiến và quan điểm của riêng mình để "khoe mẽ" sự tồn tại của bản thân.
Họ hiếm khi nghĩ xem giá trị mà bên kia đưa ra có đúng không, có điều gì đáng để học hỏi và rút kinh nghiệm hay không, và liệu nó có thể giúp họ phát triển tốt hơn hay không.
Trên mạng có một nhóm người thích làm anh hùng bàn phím, dù bạn nói gì thì họ cũng sẽ lập tức phản bác, vấn đề là đôi khi sự phản bác này không hoàn toàn có lý, họ phản bác với mục đích phản bác, kiểu "anh một câu, tôi cũng phải chen vào một câu cho bằng ta bằng người", chứ không phải vì sự trưởng thành hay tiến bộ của bản thân.
Trong khi những người thực sự có tư duy phản biện, điều họ nói ra luôn có lý lẽ và cơ sở, họ càng biết cách nhìn nhận mọi thứ từ nhiều khía cạnh rồi từ đó khám phá ra bản chất thực sự của vấn đề.
2. Cảm xúc
Trái tim thủy tinh, sợ bị phê bình
Người càng ở tầng thấp, càng nhạy cảm và mỏng manh dễ vỡ. Họ vô cùng nhạy cảm với cách mà người khác nhìn nhận về mình. Trái tim lưu ly này khiến họ sống trong thế giới qua miệng của người khác.
Cách đây không lâu, một đàn em thời đại học đã tâm sự với tôi rằng em ấy luôn lo lắng rằng người khác sẽ không thích mình, thậm chí chỉ một cái nhìn rất bình thường của người khác có thể khiến em ấy suy nghĩ rất nhiều.
Một giám đốc điều hành tài giỏi mà tôi quen đã từng nói với tôi rằng càng là người sắp được thăng chức thì càng phải phê bình nhiều hơn, bởi lẽ người thực sự mạnh mẽ và giỏi giang, những lời phê bình với họ chỉ đơn thuần là nhưng lời góp ý, họ sẽ tiếp nhận ý kiến rồi từ đó có những thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Còn việc một số người rất lâu rất lâu rồi không bị cấp trên phê bình, đó là bởi họ đã không còn có thể bồi dưỡng được nữa.
Ở một khía cạnh nào đó, những người có "trái tim lưu ly" rất sợ bị phê bình và thường sống trong thế giới của trí tưởng tượng của mình.
Nhưng một người, nếu thực sự muốn trở nên thành công, muốn thay đổi để trở nên tốt hơn, không có sự "điêu khắc" và hướng dẫn của người khác, thì sẽ rất khó để có thể "thành khí", "ngọc bất trác, bất thành khí", người không được rèn dũa sẽ rất khó có thể thành tài.
Chỉ khi chúng ta kiểm soát được cảm xúc của mình và lý trí khi đối mặt với những lời phê bình từ người khác, chúng ta mới có thể thực sự trưởng thành và phát triển.
3. Tâm thái
Tự giới hạn mình, thích nói "tôi sợ tôi không làm được"
Người khó thành công thường thích giới hạn mình, câu cửa miệng của họ là "tôi không làm được đâu".
Năm ngoái về quê, tôi gặp lại người bạn học cũ, cậu ấy nói rằng mình sinh ra không phải để đi học hay đọc sách, rồi nói kiểu hơi khinh khỉnh rằng "không như các cậu, nhà ai cũng có cái gien đọc sách."
Thực ra đứng từ góc độ tâm lý mà nói, tự giới hạn bản thân là một biểu hiện của tư duy bảo thủ.
Cái tư duy bảo thủ này khiến bạn không thấy được tiềm năng của mình, người như vậy chỉ biết nhìn vào vấn đề, mà quên mất rằng trưởng thành thực sự là thoát khỏi gông cùm, rồi từ từ trưởng thành thông qua việc từng bước từng bước giải quyết các vấn đề.
Không ai đẻ ra đã sẵn sàng hay có đủ mọi điều kiện để làm này làm kia, chỉ khi không ngừng tạo ra nhiều điều kiện hơn nữa trong quá trình nỗ lực của mình, bạn mới tìm thấy được "sự dẻo dai" của chính mình.
Những người ở tầng thấp luôn cho rằng họ đã làm việc rất chăm chỉ rồi, mà không biết rằng nỗ lực thực sự luôn nằm ở chỗ phải luôn nhận thấy rằng mình chưa đủ nỗ lực sau quá trình làm việc chăm chỉ, để từ đó không ngừng thử thách bản thân và nhìn thấy nhiều khả năng hơn trong cuộc sống.
4. Tư duy
Tư duy đơn nhất, không có hệ thống phức tạp
Tin hay không thì tùy bạn, nhưng bây giờ là thời đại của tư duy đa hóa, thời đại này không còn là thời đại chỉ có trắng đen, hay thời đại chỉ phân rõ người tốt với người xấu.
Khi sự đánh giá của bạn về một người chỉ dựa trên khái niệm đúng sai đơn giản, thì ở một khía cạnh nào đó, suy nghĩ của bạn đang là rất lạc hậu.
Người càng tài giỏi càng hiểu được sự phức tạp của nhân tình thế thái, họ sẽ có nhiều hệ thống tư duy hơn trong việc đánh giá một ai đó, bởi lẽ họ biết rằng con người là sự "cảnh hóa", tức là ở những môi trường khác nhau sẽ cho ra những hành vi và biểu hiện khác nhau.
Đây là lý do tại sao chúng ta thường nói rằng "gần mực thì đen, gần đèn thì rạng".
Con người, có thể được nhào nặn ra, vì vậy những người khôn ngoan sẽ tạo ra một môi trường tốt hơn để dẫn dắt mọi người.
5. Tính cách
Thiếu cái tôi, không có cá tính
Quả thực có rất nhiều người thiếu đi cái gọi là "nhận diện đám đông". Xã hội hiện nay là thời đại của sự lên ngôi của các thương hiệu cá nhân, bạn càng thiếu cá tính thì sự phát triển cá nhân của bạn càng bị hạn chế.
Có rất nhiều người thậm chí còn không biết mình thích làm gì, không dám nói ra quan điểm của mình trước đám đông, vì vậy thiếu phong cách riêng hay thứ khiến người khác ấn tượng.
Họ luôn cảm thấy rằng không phạm sai lầm trong cuộc sống chính là điều tốt đẹp nhất.
Nhưng cuộc sống thực tế nhất lại là không ngừng sai lầm, để rồi tiếp cận với một chân tướng tốt đẹp hơn thông qua những sai lầm ấy. Bạn càng sợ mắc sai lầm, bạn càng khó đạt được sự phát triển và tiến bộ thực sự.