1. Thành phố dưới đáy đại dương ở Nhật
Năm 1995, một thợ lặn người Nhật đã quyết định lặn xuống sâu hơn mọi lần - khoảng vài trăm dặm về phía Tây Nam đảo quốc này để thăm thú đời sống dưới đáy đại dương và một số hoạt động địa chất đáng chú ý.
Kết quả của chuyến đi này - vượt ngoài sức tưởng tượng, ông đã tìm thấy một thành phố 10.000 năm tuổi chìm sâu dưới đáy đại dương.
Sau khi ông công bố về khám phá của mình, các nhà khảo cổ từ khắp nơi trên thế giới đã tìm về địa danh kể trên và chìm đắm vào công cuộc khám phá những lối đi và các bậc thang đá ngoằn ngoèo như mê cung trong lòng phế tích này.
Phế tích của thành phố triều đại Jomon dưới đáy biển Nhật Bản.
Những tàn tích còn lại của thành phố này bao gồm các bức tường đá, nhiều cổng vòm, đền thờ và những đường phố - tất cả được bảo tồn hoàn hảo đến kinh ngạc, nhất là ở dưới một vùng biển có dòng hải lưu biến động như ở Tây Nam Nhật Bản.
Thợ lặn tìm thấy những phế tích này trải dài ở năm địa điểm khác nhau dưới lòng đại dương kể trên, đồng thời các nhà khảo cổ cũng đưa ra những bằng chứng thuyết phục về việc thành phố này thuộc về một nền văn minh cổ xưa - vốn từng rất phát triển - có tên là Jomon.
2. Hàng tá những vụ mất tích bí ẩn
Lịch sử hàng không thế giới đã chứng minh rằng, những chuyến bay xuyên qua các đại dương rộng lớn luôn có những bất trắc khó ngờ đến, tuy nhiên cũng không mấy khi một chiếc máy bay gặp sự cố trên hành trình của mình lại có thể biến mất khỏi bản đồ tín hiệu chỉ trong một vài giây.
Thế nhưng trên mặt biển Thái Bình Dương đã có nhiều vụ mất tích bí ẩn như vậy, một trong số đó là sự biến mất của chiếc Air France Flight 447 vào năm 2009 và chiếc MH370 của Malaysia Airlines vào năm 2014, cũng được cho là đang nằm đâu đó dưới Thái Bình Dương.
Đặc biệt, chiếc MH370 đến tận thời điểm này vẫn được nhắc đến như là một trong những bí ẩn nổi tiếng nhất lịch sử hiện đại, khi mà chỉ có một vài phần cánh máy bay và động cơ của chiếc phi cơ này được tìm thấy rải rác ở rìa các hòn đảo và mặt biển.
Tuy vậy, nhiều ý kiến vẫn cho rằng MH370 có thể không nằm đâu đó ở Thái Bình Dương mà có chăng ở Ấn Độ Dương.
Chiếc MH370 đã trở thành bí ẩn của nhân loại kể từ năm 2014.
Một trong những vụ mất tích nổi tiếng khác trên mặt biển Thái Bình Dương, đó là vụ nữ phi công Amelia Earhart lừng lẫy của Hoa Kỳ - biến mất không một dấu tích trong chuyến hành trình vòng quanh thế giới năm 1937.
Dấu vết mất tích điện đàm của chiếc máy bay mà Amelia sử dụng khiến các nhà khoa học tin rằng chiếc máy bay đã mất tích thay vì đâm xuống biển.
3. Cá mập bí ẩn trong lòng bóng tối đại dương
Vào năm 2016, một khoa học gia Nhật Bản tuyên bố mình đã nhìn thấy một con cá mập có thể đạt tới kích cỡ của một con Megalodon thời tiền sử (mà kích cỡ được ước chừng từ các mảnh hóa thạch là vào khoảng 24,83m).
Mặc dù sinh vật mà nhà khoa học này nhìn thấy vẫn còn khuya mới sánh đến kích thước của con Megalodon, nhưng ông tin rằng con cá mập này đã bỏ xa kích cỡ của bất cứ đồng loại nào của nó.
Hình ảnh con cá mập khổng lồ được ghi lại dưới đáy đại dương.
Được phát hiện và ghi hình lại ở độ sâu 2,4km dưới mực nước biển, con cá mập này được ước chừng dài khoảng 18m. Tuy nhiên một số người cho rằng, các bằng chứng trên là chưa đủ để ghi nhận về sự tồn tại của quái thú này, và rằng theo nhiều góc ảnh, các bằng chứng này là chưa đáng tin tưởng.
Kích cỡ so sánh cá mập hiện đại với các loài thượng cổ như Megalodon.
4. "Con gì chứ không phải con mực..."
Nhắc đến các sinh vật khổng lồ dưới lòng đại dương, một trong những bí ẩn vĩ đại theo nghĩa đen của vùng biển Thái Bình Dương chính là loài mực khổng lồ.
Trong vòng 100 năm qua, các tàu chiến, tàu thám hiểm và các nhà khoa học đã không biết bao nhiêu lần gửi về những báo cáo về loài mực khổng lồ, một trong những số đó được phát hiện bởi một ngư dân Maldives có chiều dài lên tới 53,34m - đồng nghĩa với việc một xúc tu của nó là cả làng chài ăn no tới mấy ngày.
Con mực này được phát hiện vào giai đoạn Thế chiến thứ 2, và được ghi nhận là ngay cả trứng của nó cũng dài tới 60cm.
Mực khổng lồ dạt vào một bờ biển Thái Bình Dương.
Nổi tiếng nhất trong hằng hà sa số những xác mực khổng lồ từng dạt vào bở biển các quốc gia Thái Bình Dương là vào năm 1924, đạt độ dài tới 35,5m. Một tàu thám hiểm của Hàn Quốc khi làm nhiệm vụ ở biển Nam Cực vào năm 2008 cũng đã ghi nhận hình ảnh của loài mực khổng lồ này.
5. Quái thú khổng lồ dạt vào bờ biển Indonesia
Đầu năm 2017, một quái vật khổng lồ đã bị đánh dạt vào bở biển Indonesia, và cho tới tận ngày nay người ta vẫn chưa dám chắc nó là con gì.
Dài tới 13,7m, sinh vật này ban đầu bị người dân địa phương tưởng là một xác thuyền, sau đó lại nhầm là mực khổng lồ, cuối cùng kiểm tra kỹ hơn thì không ai biết nó là con gì cả.
Cho tới tận bây giờ, các nhà khoa học vẫn không dám quá chắc chắn khi kết luận về lai lịch của con vật này, điều rõ ràng duy nhất là, nó không phải cá voi hay mực khổng lồ, và vào thời điểm bị trôi dạt lên bờ biển Indonesia, nó đã chết được khoảng 3 ngày.
Sinh vật khổng lồ không rõ tung tích dạt vào bờ biển Indonesia.
Sinh vật kể trên không phải cá thể đầu tiên bị đánh dạt vào bờ theo dòng biển nóng Thái Bình Dương. Vào năm 2015, một sinh vật kỳ lạ có đuôi dài và lông thú cũng đã bị đánh dạt vào bờ, nhưng mãi tới năm 2017 mới được đưa tin bởi tờ "The Independent".