5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú

ĐỨC 2 XÍCH |
5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú
5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú

Được biết, đây là hủ tục địa phương vẫn còn tồn tại ở một số vùng miền núi ở Ấn Độ khi họ cho rằng việc này có thể sẽ ngăn chặn được việc tranh chấp đất đai trong gia đình.

Một phụ nữ trẻ ở miền bắc Ấn Độ đã khiến MXH nước này phải choáng váng khi đưa tình cảm anh em gia đình, thậm chí là tình yêu lứa đôi lên một tầm cao mới.

Không ai có thể tin nổi khi biết cô Rajo Verma có tới 5 người chồng và họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Theo phong tục địa phương, sau khi kết hôn với một người đàn ông, các cô gái sẽ phải kết hôn với tất cả những người anh em của chồng mình.

5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú - Ảnh 1.
5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú - Ảnh 2.

Hình ảnh cô gái Rajo Verma cùng 5 người chồng là anh em ruột

Sau khi được mai mối, Rajo kết hôn với một chàng trai tên Guddu. Sau đó cô lần lượt làm đám cưới với bốn chàng trai khác, cũng chính là anh em ruột của chồng mình.

"Ban đầu tôi cảm thấy hơi khó xử về khoản giường chiếu", cô nói với tờ Sun. "Nhưng tôi cảm thấy bình thường nhanh chóng".

Thời điểm hiện tại, cô gái 21 tuổi Verma cũng không rõ ai là cha của cậu con trai 18 tháng tuổi của cô.

Chia sẻ với truyền thông, Rajo cho biết mẹ của cô cũng từng kết hôn với 3 người đàn ông trong một gia đình. Điều khiến Rajo cảm thấy may mắn hơn mẹ đó là cô luôn nhận được nhiều sự quan tâm và tình yêu từ những người chồng.

5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú - Ảnh 3.
5 anh em ruột cùng cưới chung một vợ, đến lúc đẻ con không biết ai là bố ai là chú - Ảnh 4.

Hình ảnh gia đình tuy nhỏ nhưng vô cùng hòa thuận

Câu chuyện về phong tục đa phu khiến nhiều người khó tin, thế nhưng trên thực tế nó lại là truyền thống lâu đời tại ngôi làng vùng Dehradun, miền bắc Ấn Độ.

Sự nghèo khó tại những ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ khiến nhiều người cho rằng việc cưới vợ ngoài có thể sẽ dẫn tới việc tranh chấp đất đai, nên tục lệ một vợ cưới nhiều chồng được nghĩ ra như một hình thức ngăn chặn việc đổ vỡ tình cảm.

Hơn nữa, họ cũng cho rằng đất đai khan hiếm, mỗi người đàn ông chỉ có một khoảng đất nhỏ để canh tác, vốn không đủ để nuôi sống gia đình. Vậy nên chế độ đa phu ra đời, khi ấy nhiều đàn ông sẽ lấy chung một vợ để cùng hợp sức canh tác.

theo PHÁP LUẬT & BẠN ĐỌC

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Trí Thức Trẻ
    Công ty Cổ phần VCCorp

    © Copyright 2010 - 2023 – Công ty Cổ phần VCCorp

    Tầng 17,19,20,21 Toà nhà Center Building - Hapulico Complex,
    Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội.
    Email: btv@soha.vn
    Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 2411/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cấp ngày 31 tháng 07 năm 2015.
    Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Nguyễn Thế Tân
    Điện thoại: 024 7309 5555

    Liên hệ quảng cáo:
    Hotline: 0794.46.33.33 - 0961.98.43.88
    Email: giaitrixahoi@admicro.vn
    Hỗ trợ & CSKH:
    Tầng 20, tòa nhà Center Building, Hapulico Complex,
    số 1 Nguyễn Huy Tưởng, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
    Tel: (84 24) 7307 7979
    Fax: (84 24) 7307 7980
    Chính sách bảo mật

    Chat với tư vấn viên