Những nổi khổ của người phụ nữ xưa
Vào thời phong kiến, người Trung Quốc vẫn lưu truyền tư tưởng nam tôn nữ ti. Điều này có nghĩa là nam giới là người làm chủ xã hội, họ là người đặt ra và thay đổi các quy tắc. Ngược lại, nữ giới phải tuân theo tam tòng tứ đức, chịu đủ mọi áp bức. Thậm chí, nhiều người phụ nữ dù có địa vị trong xã hội nhưng cũng không có quyền quyết định cuộc sống của họ.
Cuốn Lễ ký trong bộ Ngũ Kinh của Khổng Tử từng viết: "Người nam và người nữ, không được phép ngồi chung hỗn độn, quần áo không được treo chung trên cùng một giá treo áo; từng mỗi người tự có khăn lược của riêng mình, không được phép dùng lẫn lộn; đưa đồ vật cũng không được phép chính tay chuyền cho.
Giữa người chị dâu và em trai chồng không được phép quan tâm chăm sóc lẫn nhau, không được phép nhờ thím hay thứ mẫu giặt quần áo lót giùm mình… Người phụ nữ đến tuổi thành niên sau khi đã đeo đồ trang sức, nếu như không phải là sự cố trọng đại, không được phép tùy tiện đi đến gần phòng người con gái đó. Cô bác gái, chị em gái, con gái, phàm đã đi lấy chồng, khi trở về thăm nhà, ngay cả anh em trai ruột của chính mình cũng không được phép cùng ngồi chung một chỗ, cũng như không được phép cùng ăn chung một đồ đựng".
Vì những quy định này, người phụ nữ xưa luôn phải giữ khoảng cách với đàn ông cho dù họ đã kết hôn hay chưa. Người xưa đã nghĩ ra cách bó chân, học may vá, đánh cờ, viết thư pháp, vẽ tranh… để hạn chế người nữ được ra ngoài. Ngoài ra, những món đồ dùng của nữ giới cũng được coi là riêng tư. Đặc biệt, họ không được để người ngoài nhìn thấy 4 vật dụng cá nhân này.
Tuy nhiên, những đồ dùng này trong thời hiện đại lại vô cùng thông dụng, thậm chí ta có thể nhìn thấy hàng ngày và chúng còn được bày bán công khai. Đó là những thứ gì?
Những món đồ riêng tư của người phụ nữ xưa
Áo yếm
Người phụ nữ thời xưa thường sử dụng những chiếc áo yếm để làm đồ lót bên trong. Món đồ này được coi như "bí mật không thể nói" của nhiều người, chỉ cần nhắc tới là đỏ mặt xấu hổ.
Ngày nay, tâm lý của con người đã cởi mở hơn, những chiếc áo yếm được dùng như một loại áo thời trang. Chúng ta có thể thấy chúng được bày bán đầy trong các cửa hàng. Thậm chí, người ta còn thuê người mẫu mặc áo yếm chụp ảnh và đăng bán đầy trên mạng.
Bồn tắm
Ở thời phong kiến, bồn tắm được coi là một trong những vật dụng cá nhân của người phụ nữ. Họ cho rằng việc chạm vào bồn tắm của một cô gái cũng tương tự như họ đã tiếp xúc với người đó. Chính vì thế, người ngoài không được nhìn thấy hay động chạm vào những chiếc bồn tắm đó. Ngay cả chị em trong cùng một gia đình cũng không được dùng chung bồn tắm.
Bồn cầu
Theo cuốn Lễ ký, việc vệ sinh cá nhân của phái yếu là một vấn đề rất riêng tư. Tuy nhiên, dù ở nhà hay bên ngoài, những người phụ nữ đều không có nhà vệ sinh riêng. Thay vào đó, họ sẽ có một cái chiếc bồn cầu riêng trong phòng.
Ngày nay, nhà vệ sinh công cộng có ở khắp mọi nơi và người phụ nữ không cần phải tuân thủ theo quy định cổ hủ trước đây. Quả thực, điều này giúp cho cuộc sống của "một nửa thế giới" thuận tiện và dễ dàng hơn rất nhiều.
Băng vệ sinh
Ở thời phong kiến, người phụ nữ khi tới kỳ kinh nguyệt thường sẽ dùng một loại đai riêng, tương tự như băng vệ sinh. Nó được gọi là đai kinh nguyệt, có thể được tái sử dụng nhiều lần.
Vì đây là món đồ riêng của người phụ nữ nên nó không được bán tại những cửa hàng vì như thế sẽ bị coi là vô đạo đức. Các bà mẹ sẽ là người may và đưa chúng cho con gái. Đặc biệt, chỉ có hai mẹ con mới có thể nhìn thấy và chạm vào chiếc đai kinh nguyệt này.
Ngày nay, băng vệ sinh được bày bán trong các cửa hàng va quảng cáo nhan nhản trên tivi. Mọi người coi băng vệ sinh là đồ nhu yếu phẩm hàng ngày tương tự như khăn ăn, khăn vệ sinh…
Từ 4 món đồ của người phụ nữ xưa làm ví dụ, có thể thấy, địa vị của phái đẹp ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn. Trong xã hội, đặc biệt với nam giới, họ đã nhận được sự công nhận và tôn trọng hơn nhiều.
*Nguồn: Sohu