Trong quá trình theo đuổi thành công và sự giàu có, đôi khi chúng ta bị những khái niệm, quan điểm cũ ràng buộc tư duy. Và chính những khái niệm này cũng vô hình trở thành vật cản cho sự tiến bộ, khiến ta mãi cố gắng nhưng không thể phất lên.
Dưới đây là 4 suy nghĩ sai lầm mà nhiều người mắc, bỏ ngay nếu muốn kiếm bộn tiền, mở cách cửa thành công.
1. Làm việc chăm chỉ là con đường duy nhất dẫn tới giàu có
Nhiều người tin rằng chúng ta chỉ có thể trở nên giàu có khi làm việc chăm chỉ mỗi ngày. Tuy nhiên, quan niệm này đã vô hình bỏ qua nhiều yếu tố khác mà thành công cần như cơ hội, sự đổi mới, sáng tạo hay các mối quan hệ,…
(Ảnh minh hoạ)
Bởi con người dù có chăm chỉ làm việc đến đâu mà không sáng tạo, không đổi mới thì cả đời họ cũng chỉ là những người làm công ăn lương bình thường. Hơn nữa không biết phát triển các mối quan hệ thì cả đời, bạn cũng mãi bị tụt lùi phía sau.
Và thực tế hiệu quả lao động cũng như chất lượng công việc không phụ thuộc vào số giờ bạn làm. Những người thành công, thông minh và giàu có sẽ biết cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Họ tận dụng tốt thời gian để nâng cao hiệu quả công việc, chăm sóc bản thân và kết bạn, mở rộng kiến thức.
2. Chỉ người có trình độ học vấn cao mới tìm được công việc ổn định
Quan niệm truyền thống của nhiều người cho rằng, chỉ khi chúng ta có trình độ học vấn cao, chúng ta mới có thể an tâm bước ra xã hội và tìm được công việc tốt.
Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay ngày càng có nhiều cơ hội mở ra. Và nhiều người thành công đã chứng minh rằng trình độ học vấn không phải là tiêu chỉ duy nhất để đo năng lực. Bên cạnh yếu tố học vấn thì các doanh nhân, nhà tuyển dụng cũng đánh giá ứng viên dựa trên năng lực làm việc, cách ứng xử và kinh nghiệm thực tế.
Vậy nên, hãy nhớ rằng muốn làm việc tốt phải có kỹ năng mềm tốt, có năng lực tư duy và phân tích thay vì chỉ đơn thuần dựa vào trình độ học vấn.
Ảnh minh hoạ
3. Nhiều của cải sẽ khiến con người có suy nghĩ sai lệch
Một số người tin rằng sự giàu có sẽ dẫn đến tự mãn và tính kiêu căng. Tuy nhiên, khái niệm không đúng, phi thực tế bởi thành công, kiếm được nhiều tiền không phải yếu tố quyết định tư cách hay đạo đức của một người.
Nhiều người thành công, sở hữu tài sản kếch xù vẫn rất khiêm tốn, họ dùng tài sản cá nhân của mình để làm từ thiện, giúp đỡ mọi người và cống hiến cho xã hội. Vậy nên, sự giàu có không nhất định sẽ làm thay đổi phẩm chất bên trong mà nó sẽ giúp con người nâng cao hiểu biết và sử dụng của cải hiệu quả, có ý nghĩa.
(Ảnh minh hoạ)
4. Nói về tiền bạc sẽ làm tổn thương cảm xúc
Trong các mối quan hệ, con người thường có xu hướng né tránh đề cập tiền bạc. Bởi họ nghĩ nói về tiền, về vật chất sẽ khiến mối quan hệ xa cách, bị tổn hại, thậm chí dẫn đến tan vỡ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của tiền bạc đối với đời sống xã hội.
Vì vậy, trong các mối quan hệ cá nhân, hãy thông minh và khéo léo khi nói về tiền bạc như một cách bình thường. Và thông qua các câu chuyện đó, hai bên có thể hiểu hơn về quan điểm và mong muốn của nhau. Từ đó nâng cao sự hiểu biết, tạo sự tin tưởng hơn trong các mối quan hệ.