30 tuổi được xem là cột mốc trưởng thành ở nhiều người. Khi dần đến độ tuổi này, nhiều người sẽ bắt đầu cảm thấy “đuối sức” trong công việc khi trải qua thời gian dài cống hiến và sự cạnh tranh đến từ những đồng nghiệp trẻ tuổi hơn. Nhưng nếu biết phát triển 4 kĩ năng mềm quan trọng dưới đây thì tạo đà để sự nghiệp phát triển rực rỡ sau tuổi 30.
1. Khả năng tự học
Trước 30 tuổi là giai đoạn vàng để mỗi người chúng ta học hỏi và trưởng thành. Đây là khoảng thời gian mà năng lượng, sức khỏe thể chất, khả năng học hỏi hay sự dẻo dai luôn ở trạng thái tốt nhất.
"Học, học nữa, học mãi" đây chính là chìa khóa thành công cho mọi người dù ở bất kì lứa tuổi nào. Học không chỉ đơn giản là học trong sách vở, ghi chép những kiến thức khô khan mà còn là sự quan sát, học tập từ những người xung quanh. Chỉ khi bạn không ngừng học thêm những điều mới, trau dồi phát triển bản thân thì cánh cửa thành công mới rộng mở.
Trước 30 tuổi là giai đoạn vàng để mỗi người chúng ta học hỏi và trưởng thành. Đây là khoảng thời gian mà năng lượng, sức khỏe thể chất, khả năng học hỏi hay sự dẻo dai luôn ở trạng thái tốt nhất.
Nếu bạn không muốn phải đối mặt với nhiều khó khăn sau tuổi 30, thì hãy học tập chăm chỉ hơn trước tuổi 30. Hãy nắm bắt thời kỳ hoàng kim này trong cuộc đời của bạn.
2. Khả năng tư duy độc lập và có định hướng phát triển rõ ràng
Một số người luôn bị "hòa tan" trong đám đông. Nguyên nhân lớn là họ thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Họ không có niềm tin và phương hướng vững chắc trong lòng và không thể đối mặt với khoảng thời gian cô đơn.
Người sáng lập công ty tư vấn việc làm Tương Dương Thượng Hải, ông Hoàng Tương Dương chia sẻ "Người trẻ trước khi bắt đầu làm bất cứ công việc gì nên xác định rõ con đường mình cần phải đi. Chỉ có như vậy thì mới có thể phát triển sự nghiệp một cách bền vững được".
Cách tốt nhất để xác định hướng đi của cuộc đời là học cách suy nghĩ độc lập. Nếu có khả năng suy nghĩ độc lập, bạn có thể biết mình thực sự muốn gì và không muốn gì.
Một số người luôn bị "hòa tan" trong đám đông. Nguyên nhân lớn là họ thiếu khả năng suy nghĩ độc lập. Họ không có niềm tin và phương hướng vững chắc trong lòng và không thể đối mặt với khoảng thời gian cô đơn.
Hòa đồng không phải là xấu, nhưng tính hòa đồng và tương tác xã hội của hầu hết mọi người thực sự không có giá trị. Suy nghĩ độc lập có thể làm cho cuộc sống của chúng ta hiệu quả hơn, tâm hồn chúng ta phong phú hơn, định hướng rõ ràng hơn và nhịp độ vững chắc hơn.
3. Dám mạo hiểm, dám tự thử thách chính bản mình để mở ra nhiều cơ hội phát triển hơn
Trong tất cả những bài chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình, chẳng phải vị tỷ phú thành công nào cũng đã từng vấp ngã rất nhiều lần đó sao.
Dám thử thách và dám chấp nhận rủi ro là kĩ năng thứ 3 mà mọi người cần rèn luyện trước tuổi 30. Kĩ năng này có thể giúp chúng ta thay đổi tình huống và nhìn thấy một thế giới rộng lớn hơn.
Trong tất cả những bài chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình, chẳng phải vị tỷ phú thành công nào cũng đã từng vấp ngã rất nhiều lần đó sao.
4. Tự tạo động lực cho bản thân
Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, con đường đi tới thành công lại càng khó khăn hơn, nhưng nếu bạn tôi luyện được một tinh thần thép, khả năng tự tạo động lực thì bạn sẽ có những bước đi vững chãi hơn.
Khát khao được hoàn thiện mình, tiến bộ trong công việc luôn luôn tạo cảm giác phấn chấn cho bản thân, tạo động lực làm việc hiệu quả cho bản thân. Vậy để có được động lực làm việc, chúng ta cần tác động đến khao khát được làm chủ cuộc sống của mình, sự hoàn thiện và bổ sung kiến thức về vấn đề bất kỳ, và cuối cùng là sự tiến bộ trong công việc hàng ngày.
Cuộc sống vốn không hề dễ dàng, con đường đi tới thành công lại càng khó khăn hơn, nhưng nếu bạn tôi luyện được một tinh thần thép, khả năng tự tạo động lực thì bạn sẽ có những bước đi vững chãi hơn.