4 kiểu gia đình dễ khiến con cái bất hạnh, cha mẹ hãy tự soi xét và sửa đổi lại mình

THANH HƯƠNG, |

Môi trường gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của một đứa trẻ.

1. Kiểu gia đình cha mẹ suốt ngày cãi vã

Một người dùng mạng xã hội từng chia sẻ, cháu bé hàng xóm nhà chị rất ghét ở nhà. Cháu thường lang thang chơi ở ngoài cả ngày, đến khi buộc phải về nhà mới về. Mỗi khi ai đó hỏi về cha mẹ, cháu đều tỏ ra cáu kỉnh, không muốn đáp lời. Trong mắt cháu còn hiện lên sự chán ghét, mệt mỏi. Nguyên nhân là do cha mẹ đứa trẻ rất nóng tính, thường hay xung đột, cãi vã.

Một gia đình suốt ngày mâu thuẫn, cha mẹ không kiêng dè gì mà cãi vã, to tiếng trước mặt con chính là nỗi ám ảnh lớn nhất của mọi đứa trẻ. Nhà phải là tổ ấm, cha mẹ phải là bến bờ, là người để con dựa vào, tìm sự che chở. Nếu cha mẹ suốt ngày cãi nhau, con sẽ cảm thấy mất an toàn, lo lắng, dễ hình thành tính cách nhút nhát, rụt rè. Tính cách này không có lợi cho sự trưởng thành của trẻ. Bên cạnh đó, trẻ cũng cảm thấy oán giận cha mẹ, khiến mối quan hệ cha mẹ - con cái ngày càng xa cách.

4 kiểu gia đình dễ khiến con cái bất hạnh, cha mẹ hãy tự soi xét và sửa đổi lại mình - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

2. Kiểu gia đình cha thời ơ, không quan tâm con cái

Theo khảo sát được tạp chí nuôi dạy con cái của Mỹ công bố, trẻ em dưới 14 tuổi nếu thiếu tình yêu thương của cha sẽ dễ trở nên cáu kỉnh, trầm cảm. Nhiều năm qua, sự phân công "đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" không có nhiều thay đổi. Không ít người cha vin vào điều này để đùn hết trách nhiệm nuôi dạy con cho người mẹ.

Thực tế, việc nuôi dạy con cái không phải là của một mình phụ nữ. Mẹ không thể gánh vác được vai trò của cha và ngược lại. Mỗi đứa trẻ cần phải có đủ tình yêu thương của cả cha và mẹ để trưởng thành khỏe mạnh cả thể chất và tinh thần.

Trong cuộc sống hàng ngày, nếu mẹ dạy con tình yêu, cảm xúc thì cha truyền cho con cảm giác an toàn, dạy con chịu trách nhiệm. Nếu không có sự dạy dỗ của cha, con gái sẽ khao khát tình yêu, thường bị động lòng trước những lời nịnh nọt của người khác giới và dễ bị lừa dối. Ngược lại, con trai sẽ trở nên rụt rè, tự ti, khó vượt qua các trở ngại, dễ bị người khác bắt nạt. Vì vậy, trong quá trình trưởng thành của trẻ, người cha phải tích cực tham gia vào việc nuôi dạy để giúp trẻ xây dựng nhân cách lành mạnh.

3. Kiểu gia đình mẹ mạnh mẽ quá mức, lấn át bố

Ở những gia đình mà người mẹ quá mạnh mẽ, không khí gia đình luôn trong trạng thái căng thẳng tột độ. Người mẹ khó chịu vì con chưa đủ xuất sắc bằng "con nhà người ta", khinh thường chồng không đủ giỏi. Tất nhiên người cha và người con đều cảm thấy khó chịu và buồn bã.

Phụ nữ ở bên ngoài có thể mạnh mẽ, là một chiến binh, nhưng khi về nhà, đối mặt với chồng con vẫn cần có sự dịu dàng, khéo léo; nên nói chuyện trao đổi, thay vì ra lệnh, quát tháo.

4. Kiểu gia đình cha mẹ hơi chút là mắng mỏ, đánh con

Khi trẻ mắc sai lầm, nhiều cha mẹ liền lập tức đánh mắng. Theo các chuyên gia giáo dục, đây là cách dạy con tệ hại nhất, khiến trẻ gặp phải những hậu quả tiêu cực. Khi cha mẹ đánh đập, mắng mỏ con, nhận thức của con về thế giới sẽ bị sai lệch nghiêm trọng. Trẻ dễ phủ nhận, nghi ngờ bản thân, gặp vấn đề trong việc xử lý các mối quan hệ cá nhân. Theo thời gian, trẻ có thể mắc phải những chứng bệnh về tâm lý như trầm cảm,...

Trong quá trình dạy con, điều cha mẹ nên làm là kiềm chế cảm xúc, không nói năng tiêu cực và để lại những điều tốt đẹp cho con cái. Mỗi khi bực tức, thay vì vội vàng đánh mắng con thì cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh lại, tạm thời vào phòng để bình ổn lại cảm xúc, thay vì vội vàng sỗ sàng với con.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại