4 kiểu gia đình cần sửa đổi để không ảnh hưởng xấu đến con

HIỂU ĐAN |

Nếu đứa trẻ là một hạt giống thì gia đình là đất để nuôi hạt giống này. Chỉ có gia đình tích cực, có một bầu không khí tốt, hạt giống này có thể nở hoa đẹp, kết trái.

Ai cũng biết rằng, một đứa trẻ nhận được một nền giáo dục chất lượng có thể giúp tương lai trở nên tươi sáng hơn. Nhưng hầu hết các bậc cha mẹ không nghĩ rằng giáo dục trường học chỉ chiếm một phần, giáo dục tốt nhất, thực sự đến từ gia đình và cha mẹ là người truyền đạt.

Đối với trẻ em, gia đình không chỉ là nơi trú ẩn an toàn nhất trên thế giới, mà còn là động lực để phát triển và cha mẹ là người dẫn đường tốt nhất. Có thể nói, lối sống, cách suy nghĩ, thái độ đối xử, tam quan của cha mẹ sẽ đóng một vai trò quyết định trong tính cách, tâm lý và hành vi của trẻ. Trong suốt cuộc đời của một đứa trẻ, nó sẽ có tác động vô cùng lâu dài và sâu rộng.

4 kiểu gia đình cần sửa đổi để không ảnh hưởng xấu đến con - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Không khó để thấy rằng đằng sau gia đình của những đứa trẻ xuất sắc có nhiều điểm chung, chẳng hạn như cha mẹ yêu thương nhau, biết đồng hành cùng con cái, có năng lượng tích cực, không sợ khó khăn, thích đọc sách, yêu thể thao... Nhưng cũng có một số kiểu gia đình, nỗ lực bao nhiêu cũng khó dạy con cái trở nên ưu tú.

Hãy xem, đó là những kiểu gia đình nào!

Gia đình thường xuyên cãi nhau

Thường xuyên cãi nhau trước mặt con sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của trẻ.

Chẳng hạn, trên mạng xã hội một người từng chia sẻ câu chuyện gây chú ý: "Vợ chồng hàng xóm của tôi có một cô con gái 10 tuổi, rất đáng yêu, trong ấn tượng của tôi, khi còn nhỏ cô bé đặc biệt năng động.

Nhưng trong những năm gần đây, tôi bỗng phát hiện ra rằng tính khí của đứa trẻ đã thay đổi, không chỉ nhút nhát, nhạy cảm mà còn ngày càng hướng nội, không thích nói chuyện. Hỏi ra mới biết do cha mẹ cô bé cãi nhau ầm ĩ mỗi ngày, nhiều lần nửa đêm mâu thuẫn không thể giải quyết, cảnh sát còn đến tận nhà hòa giải".

Mỗi cuộc cãi vã của cha mẹ đối với trẻ là một áp lực to lớn. Sống trong môi trường này trong một thời gian dài, trẻ sẽ nghĩ rằng cha mẹ không yêu thương nhau, mất cảm giác an toàn, trẻ dễ bị hoang tưởng, trầm cảm. Cha mẹ thường cãi nhau, đứa trẻ cũng rất có thể sẽ sợ về nhà, ảnh hưởng đến việc học và cả đến quan điểm hôn nhân và gia đình trong tương lai.

4 kiểu gia đình cần sửa đổi để không ảnh hưởng xấu đến con - Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

Một gia đình không giao tiếp tốt

Một số bà mẹ luôn luôn mang theo giọng điệu phàn nàn làm cho bầu không khí gia đình căng thẳng. Hôm nay phàn nàn về lãnh đạo không công bằng, ngày mai phàn nàn về những thứ xui xẻo, ngày mốt phàn nàn rằng chồng không có bản lĩnh, thành tích con cái không như ý...

Trong thực tế, cha mẹ càng thích phàn nàn thường EQ càng thấp, cũng là những người bi quan trong cuộc sống. Những đứa trẻ lớn lên trong hoàn cảnh này thường rất tự ti, trong lòng có một cái gì vướng mắc cũng không dám nói ra bên ngoài, sẽ chỉ âm thầm chịu đựng vì sợ rằng những người khác sẽ cảm thấy mình là một gánh nặng. Chúng trưởng thành sớm, cũng khó trở nên vui vẻ.

Điện thoại di động không rời tay

Cha mẹ là giáo viên đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ, cũng là giáo viên suốt đời. Trẻ em trước khi ý thức tự chủ chưa hình thành sẽ trực tiếp bắt chước hành vi của cha mẹ. Nếu phụ huynh nghiện lên mạng, điện thoại di động hàng ngày không rời khỏi tay, trẻ em cũng sẽ nghĩ rằng đây là lối sống mà một người nên có và dễ trở nên như bố mẹ.

Cả nhà dùng thiết bị công nghệ chung một khung giờ, dành thời gian cho nhau nhiều hơn để bố mẹ, con cái gần nhau hơn thì các con cũng sẽ tự điều chỉnh chính mình.

Không tôn trọng vợ

Một gia đình khỏe mạnh nên là một gia đình đầy tình yêu thương. Người cha tượng trưng cho thẩm quyền và quy tắc của gia đình, người mẹ đại diện cho tình yêu và khoan dung, chỉ có cha yêu thương mẹ, trong cuộc sống biết tôn trọng mẹ, đứa trẻ mới có thể hình thành một sự hiểu biết tích cực về tình yêu.

Nếu người cha không biết tôn trọng và chăm sóc vợ, đứa trẻ lớn lên rất khó để tôn trọng phụ nữ, càng không thể hiện sự quan tâm và yêu thương đối với người khác. Nếu đứa trẻ là một hạt giống thì gia đình là đất để nuôi hạt giống này. Chỉ có gia đình tích cực, có một bầu không khí tốt, hạt giống này có thể nở hoa đẹp, kết trái.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại