Khua môi múa mép
Sự giả tạo của con người được lột trần trong lời nói, những người luôn khua môi múa mép, đa số đều là không có năng lực.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, trước khi Lưu Bị chết, đã nói với Gia Cát Lượng "Mã Di là kẻ nói khoác, không đáng tin"
Mã Di là đệ đệ của Mã Lương, tham gia vào đội quân của Lưu Bị. Người này có tài trí, đã nhiều lần hiến kế cho Gia Cát Lương, và được Gia Cát Lượng đánh giá cao.
Nhưng Lưu Bị nhìn ra sự thông minh của Mã Di chỉ ở trên miệng, hữu danh vô thực, cho nên trước lúc lâm chung, đã nhắc nhở Gia Cát Lượng, không thể trọng dụng người này.
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng cho quân đến Càn Sơn tấn công quân Ngụy, Mã Di xin trấn thủ Nhai Đình, vốn dĩ Gia Cát Lượng muốn phái người khác đi trấn giữ, nhưng Mã Di đã ra quân và nhất quyết canh giữ, ở Nhai Đình, Mã Di không làm theo chiến lược tác chiến của Gia Cát Lượng, cho quân lính đóng ở Nam Sơn, xa nguồn nước.
Quân Ngụy sau đó đã chặn nguồn nước, dùng hỏa lực tấn công, cuối cùng Mã Di bại trận.
Đây là lần đầu tiên Mã Di cầm quân chinh chiến, và cũng là lần cuối cùng trong cuộc đời. Sau đó Mã Di bị Gia Cát Lượng xử tội chết, một kẻ chỉ biêt khua môi múa mép, nhưng vốn dĩ lại không có năng lực, không chỉ hại mình mà còn hại người.
Chiếc áo sĩ diện
Ông Chương đã ngoài 50 tuổi, là một người cực kỳ sĩ diện.
Có một lần, một vị khách quan trọng đến chơi, ông Chương tìm nửa ngày không được một bộ quần áo, liền đi xuống cửa hàng ở dưới tầng mua một bộ 300 nghìn, sau khi vị khách đến, nhìn thấy bộ quần áo mới của ông Chương, bèn hỏi một câu "Bộ quần áo này đẹp đó, ông mua bao nhiêu vậy".
Ông Chương cười trừ nói "Cụ thể thì tôi không biết, một người bạn đi nước ngoài về tặng, nghe đâu vài triệu, quần áo đắt như vậy tôi không dám nhận, nhưng ông bạn đó bảo là đặc biệt mua cho tôi, tôi không dám từ chối thành ý của người ta".
Vị khách đó tán dương "Có người bạn này thật có phúc".
Vốn dĩ, vị khách đến tìm ông Chương để hợp tác làm ăn, nhưng nghe xong lời của ông Chương liền đổi ý, nói sẽ về suy nghĩ lại. Ra khỏi cửa liền nhắn tin cho ông Chương rằng chuyện làm ăn này xem như chưa từng nhắc đến.
Ông Chương càng không hiểu, không biết bản thân đã đắc tội đối tác ở điểm nào, mãi về sau được một người quen kể lại rằng, vị khách đó cảm thấy ông Chương là kẻ sĩ diện hão, không thành thật.
Cho nên nói, khi ở tuổi này, nếu không hiểu mà cởi bỏ chiếc áo sĩ diện, thì mọi việc sẽ không bao giờ thành.
Chiếc áo Tâm xà
Công ty chúng tôi có một vị đồng nghiệp lớn tuổi, mỗi lần nhóm đưa ra ý kiến đều tán thành, thường khen ngợi lớp trẻ chúng tôi có tầm nhìn, nói rằng bản thân đã không còn trẻ, tụt lại về phía sau.
Chúng tôi luôn tưởng, ông ấy luôn quan tâm đến đàn em, và rất quý mến,
Về sau, chúng tôi mới biết, người đó trước mặt sếp, luôn nói những lời không hay về nhóm, nói lớp trẻ không hiểu chuyện, mới ăn cơm ngô mà đã nghĩ đến chuyện bay lên cung trăng, còn nói , nếu ông ta không áp chế lại, thì cái đám đó không biết sẽ còn lộng hành, ngang ngược đến mức nào.
Ai nấy đều kinh ngạc, từ đó mà nhìn rõ được bộ mặt của anh ta. Với một con người đạo đức giả như vậy, tự nhiên chẳng ai còn đem lòng quý mến.
Sau này, mỗi khi anh ta muốn nói chuyện với chúng tôi thì không ai thèm đếm xỉa đến nữa. Không lâu sau, anh ta chỉ đành xin sang bộ phận khác, nhưng nghe nói, ai cũng ngán ngẩm.
Chiếc áo Xu nịnh
Dù tâm lý con người luôn thích được người khác thừa nhận và yêu thích, nhưng phải xuất phát từ trái tim chứ không phải trên đầu môi.
Kiểu người luôn đi tâng bốc người khác, thực ra đối với ai đều không phải thành thật ngưỡng mộ hay thừa nhận năng lực của họ. Chỉ trực chờ thời cơ đi hát hay khen ngợi, nói sâu cay hơn là đi nịnh hót. Nhưng đằng sau lại chứa một lòng đố kỵ.
Nịnh hót, tôi nghĩ rằng cũng cần có kỹ thuật, nịnh đúng người, có thể nhận lại những thứ tốt đẹp, nịnh không đúng, khả năng sẽ mang lại đến phiền phức.
Nhưng nói tóm lại, người xu nịnh, đều không hề được mọi người yêu thích và tín nhiệm. Cho dù có đôi khi, nịnh hót sẽ nhận được chút lợi lộc, nhưng rất nhanh thôi sẽ bị thu hồi lại. Của thiên ắt trả địa.
Đàn ông trung niên hãy học cách cởi bỏ những chiếc áo khoác đạo đức giả kia, làm một người có cái tâm, thong dong, thành thật, bởi có như vậy, niềm vui, phúc báo mới tìm đến.