Một con người, sinh ra trong gia đình như thế nào, được giáo dục theo truyền thống như thế nào thì sau này sẽ đi theo con đường như vậy. Cha mẹ tốt, chính là người định hướng cuộc sống của con cái, có thể giúp đỡ con cái mở đường vượt núi, bắc cầu qua sông, đạt được những thành tựu lớn trong sự nghiệp.
Cho dù gia đình giàu có hay không, nhất định phải loại trừ 3 thói xấu này, nếu không sẽ tán gia bại sản, ảnh hưởng đến con đường sự nghiệp của thế hệ đời sau:
1. Thói tiêu xài hoang phí, gia đình không giữ được của cải
Trên đời chỉ có hai từ: phúc và họa. Hai từ này luôn đi liền với nhau. Vậy nên chúng ta phải hiểu rằng, bất cứ khi nào gặp chuyện suôn sẻ dễ dàng thì đừng đắc ý quá sớm, vận may qua rồi, thứ tiếp theo chính là tai họa.
Nếu suy nghĩ kỹ sẽ thấy, đây chính là ý nghĩa mà sự giàu có mang lại cho con người. Trong thực tế cuộc sống, có rất nhiều người cho rằng mình đã giàu có lắm rồi nên bắt đầu tiêu xài xa hoa phung phí, hưởng thụ cuộc sống xa hoa.
Thế nhưng họ đã quên mất rằng, cái gì cũng cần có chừng mực. Lãng phí quá mức, khi sự phung phí đạt đến đỉnh điểm, tại họa sẽ ập đến ngay lập tức.
Thực tế, những gia đình giàu có thực sự không dùng tài sản của mình để tô điểm cho vẻ bề ngoài, mà chú ý xây dựng truyền thống gia đình tốt đẹp trong từng chi tiết nhỏ nhất. Các thế hệ sau cứ noi theo đó mà kế thừa những truyền thống của gia đình.
Trong một gia đình, biết tiết kiệm mới giữ được hạnh phúc, những truyền thống tốt đẹp được truyền thừa cho đời sau, bồi dưỡng nhân tài, cho dù giông bão có đến thì các thành viên vẫn sẽ được bình yên.
2. Thói lười nhác, gia đình vô phúc
Người xưa có câu: “Trăm bệnh đều từ lười mà ra.” Lười biếng là khởi đầu cho sự tha hóa dần dần của con người, là nguyên nhân dẫn đến một gia đình lụn bại.
Bất kể là với một cá nhân hay cả một gia đình, lười biếng chính là một mầm mống tai họa. Một khi được gieo xuống, nó sẽ bám rễ càng ngày càng sâu hơn, dần dần phá hủy mảnh đất màu mỡ ban đầu.
Cho dù bạn có bao nhiêu tài sản đi chăng nữa, rồi sẽ có một ngày tài sản đó cạn kiệt. Cách tốt nhất để một người có thể kiểm soát tốt cuộc sống của mình đó là siêng năng.
Trong một gia đình, cách tốt nhất để giáo dục con cái chính là kỷ luật. Người nhàn rỗi là người vô dụng, người lười biếng là kẻ bỏ đi. Cơ thể siêng năng mới có chỗ đứng vững chắc trên thế giới này, tâm trí siêng năng cuộc sống mới có được những khả năng vô hạn.
Phải luôn ghi nhớ rằng: Siêng năng, có thể làm nền tảng cho một gia đình vững chắc, để phúc lành trường tồn, mang may mắn đến với gia đình.
3. Người trong nhà bất hòa, thường xuyên cãi vã
Goethe đã từng nói: Dù là quốc vương hay nông dân, chỉ cần gia đình hòa thuận, anh ta sẽ là người hạnh phúc nhất.
Một gia đình luôn chung sống hòa thuận với nhau, gặp chuyện không trách móc, gặp chuyện lớn không trở mặt, gặp chuyện nhỏ thì cho qua, cho dù hoàn cảnh gia đình có nghèo khó đến đâu, chỉ cần vẫn ở cùng nhau thì mọi chuyện sẽ ngày càng suôn sẻ. Trái lại nếu gia đình ngày nào cũng lục đục cãi vã không ngừng, chẳng những làm sức khỏe và tinh thần mọi người mỏi mệt mà còn làm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. Về lâu về dài, lòng người bất an, gia đình tan vỡ.
Nhưng có rất nhiều người, sau khi mất đi tất cả rồi mới hiểu được đạo lý này.
Trong một gia đình, sự bất mãn tích tụ ngày càng nhiều sẽ làm mất đi hòa khí. Người một nhà không còn hòa thuận, cuộc sống sau này sẽ không ngừng gặp phải rắc rối. Một gia đình không có tình thương cũng giống như một cái cây không có ánh nắng mặt trời. Cây sẽ dần dần mất đi sức sống cho đến khi khô tàn.
Mối quan hệ thường ngày giữa nhà văn Dương Giáng và Tiền Trọng Thư (Trung Quốc) khiến người ta cực kỳ hâm mộ. Khi hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, họ luôn bao dung lẫn nhau, rất ít khi cãi vã vì những chuyện lông gà vỏ tỏi. Có lần cả nhà họ đi ăn ở ngoài, cô con gái cứ nhìn sang bàn bên cạnh. Đôi vợ chồng bên đó đang cãi vã không thôi, đứa con ngồi ngơ ngác nhìn họ, trên mặt hiện rõ vẻ buồn lòng. Sau khi về nhà, cô con gái Tiền Viện nói với bố mẹ: “Con cảm thấy đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi cha mẹ hòa thuận thật là hạnh phúc, cho nên con rất cảm ơn cha mẹ đã cho con được làm một đứa trẻ hạnh phúc.”
Lớn lên trong một gia đình như vậy, Tiền Viện sau này đã trở thành một người có trái tim vừa kiên cường vừa ấm áp, quản lý gia đình có nề nếp kỷ trật tự.
Một gia đình đầm ấm bao nhiêu thì con người sẽ hạnh phúc bấy nhiêu, gia đình mang đến năng lượng tích cực bao nhiêu, con người sẽ có dũng khí đối mặt với cuộc sống vô thường ngoài kia bấy nhiêu.
Trong cuộc sống, thành công thực sự nằm ở gia đình hạnh phúc, giữ được thói quen tiết kiệm, tinh thần cần cù siêng năng, không khí gia đình hòa thuận là đã có được hạnh phúc trường tồn.
Gia đình hòa thuận, sống những tháng ngày hạnh phúc, tự nhiên con người và những việc khác cũng thành công. Cho dù không giàu có hơn người, thì cuộc sống cũng luôn luôn vui vẻ thú vị.