Bạn có thường nghe những người xung quanh nói rằng "khổ trước sướng sau", hay "tuổi trẻ phải chịu khổ về già mới bớt gian nan".
Nhưng có thật là: Gian khổ khiến bạn sống tốt? Khó khăn giúp bạn kiếm tiền?
Nếu đúng như vậy, tại sao vẫn có những người cả đời khổ cực mà vẫn phải vật lộn với cái nghèo?
Trên thực tế, khổ cực sẽ không khiến người ta hạnh phúc, kiếm được nhiều tiền hơn, đặc biệt là đối với những người có ba thói quen này:
Thói quen thứ nhất: Không biết nghĩ về tương lai.
Ví dụ, bạn có hai lựa chọn công việc, một công việc với mức lương hàng tháng là 10 triệu, trong mười năm tới nó sẽ tăng gấp mười, trở thành 100 triệu một tháng; công việc còn lại được trả 25 triệu một tháng, nhưng trong 10 năm tới, chỉ tăng lên 30 triệu một tháng.
Bạn sẽ chọn cái nào vào lúc này? Đối với những người nghèo, họ có khả năng bị thu hút bởi một công việc thứ hai. Từ đó lựa chọn con đường bình thường thậm chí có vẻ còn không ngừng xuống dốc.
Và nếu bạn chọn một công việc như vậy, cho dù bạn có chịu khó và nỗ lực đến đâu, bạn cũng sẽ không thể so sánh với người có công việc đầu tiên. Vì vậy, khi suy xét mọi việc, điều quan trọng nhất cần chú ý là giá trị trong tương lai, làm gì mới đem lại một cuộc sống tốt hơn.
Với mỗi người, phải không ngừng học hỏi và nâng cao các kỹ năng của bản thân. Nếu bạn là một nhân viên tài chính, 30 năm trước, tất cả những gì bạn cần là tính toán.
Nhưng bây giờ người việc sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, bạn cũng cần hiểu cách giảm chi phí cho công ty, phân tích và xử lý số liệu, chiến lược định giá sản phẩm tối ưu; và các chính sách và quy định kế toán hiện hành, để tránh cho công ty bị thua lỗ.
Tóm lại, cho dù đang làm trong ngành nào hay công việc nào đi chăng nữa thì bạn đều cần nghĩ đến tương lai của mình. Phải biết không ngừng học hỏi mới có thể trưởng thành, và để tránh đưa bản thân vào con đường quanh co không thể quay đầu. Bởi vì càng học, càng biết nhiều thứ, bạn càng có nhiều khả năng.
Nếu bạn không biết cách lựa chọn, thì hãy tìm người giỏi hơn mình, học hỏi từ họ, làm cấp dưới của họ, rồi học những cách làm hữu ích cho bản thân. Và phương pháp này thường tốt hơn việc bạn tự mò mẫm.
Thói quen thứ hai: Luôn dễ dàng từ bỏ công việc đòi hỏi sự kiên trì bền bỉ
Một ngày nọ, nhà triết học vĩ đại Socrates đang trong tiết giảng, một môn đồ của ông đã hỏi : "Xin chào thầy, làm thế nào để con có thể trở thành một học giả uyên bác như thầy?"
Socrates không trả lời trực tiếp, thay vào đó, ông nói đại loại như sau: "Từ hôm nay, chúng ta sẽ làm một việc vô cùng đơn giản, đó là mọi người vung tay về phía trước càng xa càng tốt, rồi lùi lại càng xa càng tốt, cứ thế mỗi ngày. Thực hiện 300 lần lặp lại, mọi người có thể làm điều đó không?"
Các học sinh tại buổi học đều cười nói: "Đơn giản như vậy thì có gì mà không làm được."
Một tháng sau, Socrates lại hỏi các học trò: "Chuyện vung tay mà tôi nói lần trước, những ai vẫn hằng ngày tập, xin hãy giơ tay". Lúc này 90% học sinh giơ tay tự hào.
Lại qua một tháng nữa, Socrates lại hỏi câu hỏi tương tự, đến thời điểm này, không tới 60% học trò vẫn tiếp tục.
Một năm sau, một ngày Socrates lại hỏi mọi người câu hỏi tương tự, "Còn ai vẫn vung tay nữa?" Phòng học lúc này rất yên tĩnh, chỉ có một học sinh giơ tay. Môn đồ này sau đó trở thành một học giả nổi tiếng khác ở Hy Lạp cổ đại Plato.
Trên thực tế, người muốn trở nên giàu có và xuất chúng phải trải qua quá trình tôi luyện kiên trì và bền bỉ.
Nếu bạn dành toàn bộ thời gian cho việc kiếm tiền và học tập từ đầu, mỗi ngày kiếm ba nghìn đồng và học thêm một chút kỹ năng. Số tiền kiếm được và những kỹ năng học được sẽ đưa bạn đến một lĩnh vực tốt hơn và một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Những người khác luôn sử dụng điện thoại và chơi game sau khi tan sở hoặc tan học, vì họ luôn dành thời gian cho những việc vô bổ nên kỹ năng của họ không thể tăng lên, cuối cùng họ bị thời đại bỏ rơi. Ngay cả việc tìm kiếm một công việc cũng có thể rất khó khăn.
Vì vậy, nếu bạn muốn trở thành một người giàu có và hiểu biết, bạn cần phải bắt đầu từ bây giờ, chăm chỉ học tập, định hình lại bản thân và tự mình tiến bộ mỗi ngày, để có thể có một tương lai tốt đẹp hơn.
Thói quen 3: Kiêu ngạo, lường biếng, luôn tìm đường tắt
Nhiều người luôn tỏ ra kiêu ngạo khi mới bước vào xã hội, và cảm thấy rằng chỉ cần làm việc chăm chỉ trong một khoảng thời gian, họ có thể đạt được thành công và gặt hái được nhiều tiền.
Nhưng trên thực tế, không phải ai cũng có thể làm nên thành công cho mình, nhất là đối với một số người có coi trời bằng vung, tiêu chuẩn cao nhưng lại không có năng lực.
Họ có xu hướng đánh giá quá cao những nỗ lực của mình trong thời gian ngắn, chẳng hạn như kiên trì học tập và làm việc chăm chỉ mỗi ngày trong vòng một tuần. Vì vậy, họ sẽ luôn phải đối mặt với những thất bại khác nhau, chẳng hạn như hiệu quả công việc kém, thu nhập không đủ đáp ứng chi phí sinh hoạt.
Những người này thường rất thích xem các bài báo và video như "kiếm 1 tỷ trong 30 ngày", "Hai tháng để trở thành tỷ phú", và luôn mong rằng mình có thể làm giàu trong một sớm một chiều. Họ luôn muốn đi tắt đón đầu, ít khi chọn làm những công việc đòi hỏi sự tích lũy kinh nghiệm, và kỹ năng lâu dài, vì theo họ, đó là một công việc quá mức cần thiết.
Nhưng những người thực sự có thể trở nên giàu có thường là những người đã dày công nghiên cứu về một lĩnh vực nào đó, và biết rằng mọi thứ chỉ có thể thành công nếu họ tích lũy trước.
Chỉ bằng cách làm những việc nhỏ trước thì mới có thể làm được những việc lớn. Chỉ sự tích lũy nhỏ cũng có thể dẫn đến thành công lớn. Vì vậy, muốn thoát khỏi tình trạng nghèo khó, bạn cần thay đổi ba thói quen xấu này ở bản thân.
Nếu không, dù bạn có cố gắng đến đâu, bạn cũng sẽ không thể thành công. Đời người thực chất là quá trình thay đổi bản thân, thay đổi thói quen xấu càng sớm thì bạn sẽ càng có thể làm cho mình trở nên tốt hơn. Và một người tốt có xu hướng biết lựa chọn con đường đúng đắn hơn những người bình thường. Họ sẽ lên kế hoạch trước cho tương lai của mình để có thể tiết kiệm thời gian, công sức và có một cuộc sống tốt đẹp hơn.