Tu-22M3, Tu-95MS, Tu-160M2 – 3 chiếc máy bay Nga mà thường xuyên được các tờ báo của Mỹ đề cập trong những bài viết. Mới được nâng cấp, chúng chính là hiện thân của sức mạnh quân đội và tinh thần của người Nga.
Chúng là những chiếc máy bay như thế nào? Sự khác biệt so với các máy bay của phương Tây ra sao? Và tại sao chúng không có đối thủ xứng tầm?
Như tờ báo "Izvestia" của Nga từng đưa tin trước đây, Nga đã hoàn tất quá trình hoàn thiện các động cơ NK-32 dòng 02 (các động cơ NK-32 phiên bản đầu dừng sản xuất từ năm 1993) và chính thức được sản xuất trong năm nay.
Trong tương lai, trên cơ sở nghiên cứu này, dự kiến sẽ chế tạo động cơ dành cho máy bay PAK DA. Còn trong thời gian tới động cơ NK-32 phiên bản mới sẽ được lắp đặt trên máy bay vận tải quân sự hạng nặng An-124 "Ruslan" thay thế những động cơ lỗi thời do Ukraine sản xuất D-18T.
Nhưng trước tiên, chúng sẽ được triển khai trên các máy bay ném bom nâng cấp Tu-160M2: Cỗ máy đầu tiên dự kiến sẽ cất cánh vào năm 2018, còn đến năm 2021 sẽ triển khai chế tạo hàng loạt – theo kế hoạch không dưới 50 chiếc.
Tu-160
Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí tổ quốc", ông Victor Mukharovsky cho biết: "Tu-160 là chiếc máy bay đa năng có thể hoạt động gần như khắp mọi nơi trên thế giới. Nguyên mẫu Tu-160 hoàn toàn hiện đại.
Có thể nói rằng, một vài thiết bị điện tử đã lỗi thời, nhưng nếu như được thay thế, thì đây sẽ là một chiếc máy bay hoàn toàn hiện đại. Nhưng vấn đề cơ bản chính là khôi phục các động cơ.
Tu-160 là chiếc máy bay siêu thanh lớn nhất và mạnh nhất thế giới có hệ thống cánh điều khiển.
Quyết định khôi phục hoạt động sản xuất phiên bản nâng cấp (theo công bố, hiệu quả của Tu-160M2 chính là hệ thống điện tử mới và những thiết bị khác giúp cho nó nâng cao được hiệu quả gấp 2,5 lần so với phiên bản đời đầu) được tổng thống Nga Vladimir Putin thông qua vào tháng 5/2015.
Ý nghĩa của việc cải tiến động cơ NK-32 được tổng biên tập tạp chí "Cất cánh" (Nga), ông Andrei Fomin giải thích: "Nó không chỉ là chiếc máy bay mạnh nhất thế giới, mà nó có thể giúp máy bay hoạt động trong tầng khí quyển cũng như tầng bình lưu, như động cơ phản lực cũng như động cơ tên lửa.
Trần bay tối đa của Tu-160 với động cơ NK-32 là 18 nghìn mét. Chiếc máy bay ném bom có thể sử dụng khả năng này để vượt qua hệ thống phòng không của đối phương. Tu-160 tiếp cận các ranh giới không gian vũ trụ và bay với vận tốc gần 2.000km/h, dễ dàng cắt đuôi các máy bay tiêm kích".
Tu-95
Hiện nay Nga đang sở hữu 16 chiếc Tu-160. Khi Liên Xô tan rã, tại Ukraine còn 19 chiếc. 8 chiếc trong số đó được Nga mua lại vào năm 2000 trên cơ sở xoá nợ khí đốt cho Ukraine, số còn lại bị tiêu huỷ dưới sự tham gia gián tiếp của Mỹ, quốc gia cung cấp tiền và kiểm soát quá trình này.
Việc chế tạo phiên bản nâng cấp Tu-160M2 giúp Nga có một lượng máy bay không quân tầm xa ổn định khi công tác nghiên cứu PAK DA chưa hoàn tất và chưa được đưa vào sản xuất hàng loạt.
Rất thú vị khi The National Interest tiến hành so sánh Tu-160 của Nga với B-1 "Lancer" của Mỹ.
Theo quan điểm của toà soạn tạp chí này, sau khi vào năm 1977, có thể thấy rõ rằng, máy bay ném bom chiến lược B-1 không thể vượt qua được hệ thống phòng không của Liên Xô, định hướng sử dụng nó đã thay đổi bằng việc phóng các tên lửa hành trình từ khoảng cách an toàn – "đây chính là điểm khá tương đồng giữa B-1B với Tu-160".
Tuy nhiên, Tu-160 hoàn toàn là một chiếc máy bay khác mà được chế tạo với mục đích chính là dùng vũ khí hạt nhân và thông thường để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng ở những khu vực địa-quân sự xa xôi và ở phía sâu hậu phương của địch".
Vũ khí chính của Tu-160 là các tên lửa hành trình tầm xa có trang bị cả các đầu đạn hạt nhân.
Căn cứ vào việc cả hai chiếc máy bay đều có nhiệm vụ phóng tên lửa hành trình từ khoảng cách xa, tạp chí The National Interest đưa ra kết luận: "Như vậy không thể nói được chiếc máy bay nào tốt hơn – B-1B hay Tu-160. 2 chiếc có những nhiệm vụ và chức năng khác nhau".
Theo quan điểm của Nga, hoàn toàn có thể nói tới vấn đề so sánh: "Điều quan trọng cần phải nêu rõ rằng, Tu-160 được chế tạo từ thời chiến tranh lạnh, và vào mùa thu năm ngoái nó đã tham chiến tại Syria, thậm chí còn sử dụng các tên lửa tối tân nhất X-101 mà cho đến này vẫn chưa có bất cứ thông tin công khai nào thay vì tên lửa X-55SM".
Chuyên gia trong lĩnh vực điện tử và thiết bị phòng vệ, tiến sĩ kỹ thuật Vyacheslav Kaziev giải thích trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình "Zvezda" (Nga):
"Đối với tên lửa hành trình hiện đại của Nga, việc vượt qua 2 hoặc thậm chí 3 nghìn km không phải là vấn đề. Lần phóng mới đây của Hạm đội Caspi là một ví dụ rõ nét.
Khi phóng "Calibr", hạm đội này cho thấy rằng, bất cứ kẻ địch nào cũng có thể bị bủa vây trên chiến trường cũng như trong khu vực xảy ra các hành động quân sự mà không mất nhiều sức lực.
Nguyên tắc này cũng được lực lượng Không quân sử dụng. Việc trang bị cho các máy bay Tu-160 mang tên lửa trong trường hợp này đã mang lại một lợi thế khác biệt.
Bởi vì những tên lửa hành trình kiểu mới, bao gồm cả những loại đã được phóng nhằm vào các mục tiêu tại Syria, có những thông số khác nhau về tầm bắn từ 3 đến 5 nghìn km, còn thông số về khả năng chệch mục tiêu ở khoảng cách này chỉ ở mức 4 hoặc 5 mét.
Có thể thấy rằng, đối với các tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, thì 5 mét không nghĩa lý gì. Có thể nói là trúng tâm".
Một sự nhắc nhở đối với những kẻ có ý định xấu với Nga. Nói ngắn gọn, trong chiến dịch tiêu diệt quân khủng bố ở Syria bằng không kích vào tháng 11 năm ngoái, ngoài Tu-160 còn có sự tham gia của Tu-95MS và Tu-22M3.
Tu-22M3
Những máy bay ném bom tầm xa cũng được nâng cấp lên mức hiện đại nhất, như hệ thống thiết bị điện tử và vũ khí. Tu-95MS có thiết kế mới hơn nhiều so với B-52N của Mỹ mà đã dừng sản xuất từ năm 1962.
Khi tiến hành cải tiến, các động cơ được thay thế bằng loại hiện đại hơn NK-12MPM, cánh quạt được thay thế bằng AV-60T giúp nó tiết kiệm nhiên liệu – một chỉ số quan trọng đối với không quân tầm xa.
Nhưng, tất nhiên, thay đổi đáng kể nhất chính là hệ thống thiết bị sóng điện tử: Hệ thống "Novella-NV1.021", hệ thống hiển thị thông tin SOY-021, tổ hợp phòng vệ điện tử "Meteo-NM2 cải tiến đã được lắp đặt.
Về các loại vũ khí, Tu-95MSM có thể sử dụng các tên lửa hành trình chiến lược X-101 và X-102 có tầm bắn tối đa lên tới 5,5 nghìn mét. Một chiếc máy bay có thể mang 8 quả tên lửa như vậy.
Vì những lý do kỹ thuật, không phải toàn bộ các máy bay Tu-95MSM có thể được nâng cấp mà sẽ chỉ có khoảng 35 "Gấu" đáp ứng những tiểu chuẩn mới nhất. Công tác nâng cấp đang được tiến hành theo đúng kế hoạch.
Chiếc máy bay ném bom tầm xa thứ ba mà hiện Nga đang sở hữu cũng được nâng cấp lên thành Tu-22M3. Hoạt động này giúp không chỉ tăng tiềm lực tấn công của nó, mà còn bảo đảm cho nó có thể hoạt động thêm tối thiểu 20-25 năm nữa.
Thêm vào đó, chiếc máy bay này được trang bị tối đa 3 tên lửa siêu thanh hành trình X-22 "Buria". Loại tên lửa này để tiêu diệt các mục tiêu trên biển và trên cạn quy mô lớn.
Nó có trọng lượng xuất phát là 5900kg, vận tốc 3Mah, sức công phá của đầu đạn hạt nhân – 1 megaton – đủ để nhấn chìm bất cứ một hải đội tàu sân bay nào. Chính vì vậy nó được gọi với cái tên "Sát thủ diệt hạm".
Đến cuối năm 2018 dự kiến toàn bộ các máy bay Tu-22M3 sẽ được nâng cấp.
Cũng cần phải nêu rõ rằng, khả năng sử dụng Tu-22M3 để chống lại các hải đội tàu sân bay là rất cao: Điều đó có nghĩa là NATO vẫn muốn một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn cầu nổ ra.
Tuy nhiên, việc Tu-22M3 được triển khai tại Crimea cho phép Nga kiểm soát được tình hình tại Balcan, Đông Âu và Trung Đông – chính ở những khu vực này có thể xảy ra các cuộc chiến cục bộ.
Trong trường hợp đó, Tu-22M3 có thể sử dụng các tên lửa siêu thanh tầm ngắn X-15, cũng như mang một lượng bom lên tới 24 tấn – những chỉ số hết sức thuyết phục cho các cuộc xung đột cục bộ.
Việc tiêu diệt các phần tử khủng bố không chỉ mang tính thể hiện đối với quân khủng bố, mà Nga cho toàn thế giới rằng lực lượng không quân chiến lược, thứ nhất, hoàn toàn có khả năng.
Thứ hai, lực lượng này được trang bị những vũ khí mới mà có thể "làm khó" cho đối phương, như tên lửa "Kalibr".
Bên cạnh đó, các phi công Nga có được kinh nghiệm chiến đấu độc đáo – các máy bay này không chở đầy vũ khí trong những lần xuất kích để tăng số lượng chuyển bay với mục đích kiểm tra khả năng hoạt động cũng như huấn luyện phi hành đoàn.
Cảm tình của người Nga cũng như phe thù địch đối với lực lượng không quân tầm xa Nga được chứng tỏ bằng tên gọi dành cho Tu-160. Ở Nga, nó được gọi là "Thiên Nga trắng" bởi vì nó rất đẹp. Ở Mỹ người ta gọi nó là "Black Jack" – cây gậy.