3 lưu ý CẦN NHỚ khi cúng Thần Tài, muốn tiền bạc ào ào vào nhà nhất định không được quên

Xuân Nguyên |

Ngoài việc chu đáo trong việc chuẩn bị đồ cúng và thành tâm khi khấn, cúng Thần Tài còn cần lưu ý những điều này để mang lại may mắn.

Trong văn hóa phong tục của người Việt Nam, cúng Thần Tài là một nghi lễ quan trọng nhằm cầu mong sự thịnh vượng và may mắn trong kinh doanh cũng như cuộc sống. Dưới đây là một số lưu ý khi tiến hành cúng Thần Tài, trong đó có 3 điều quan trọng nhất cần lưu tâm.

1 - Nơi đặt bàn thờ Thần Tài

Hoạt động tín ngưỡng thờ cúng Thần Tài của người Việt có nhiều điều khác biệt với Trung Quốc. Cũng cùng thờ Thần Tài, nhưng tại Việt Nam, vị Thần Tài được thờ chung với Thổ Địa (Ông Địa) và ông Lộc (có nơi gọi là ông Phát). Còn những người thờ 4 ông như Thần Tài Triệu Quan Minh, Thần Tài Tỷ Can, Thần Tài Quan Công và Ông Địa là có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc. Tùy thuộc vào niềm tin của mỗi gia chủ để có sự lựa chọn phù hợp.

3 lưu ý CẦN NHỚ khi cúng Thần Tài, muốn tiền bạc ào ào vào nhà nhất định không được quên- Ảnh 1.

Ảnh: Loan Trần

Ông Địa là vị thần chuyên cai quản, bảo vệ mảnh đất mỗi gia chủ đang sống. Hình ảnh nhận diện Thổ Địa là ông lão có chiếc bụng to, tay cầm quạt và có vẻ mặt hiền hậu, phúc đức. Thần Tài là vị thần nắm giữ lộc lá, đem tới may mắn về tài chính, thu hút tiền bạc đến với các gia đình. Hình ảnh nhận diện Thần Tài là một ông lão râu tóc bạc phơ, trên tay cầm thỏi vàng, gương mặt cũng nhân hậu, dào dạt phúc khí.

- Bàn thờ Thần Tài được đặt dưới đất mà không treo trên cao.

- Không nên để bàn thờ lâu ngày bụi bặm, không lau chùi, quét dọn.

- Nên lau chùi bàn thờ bằng nước hoa bưởi, rượu gừng, hoặc nước ngũ vị hương cho thơm tho, sạch sẽ.

- Không để đồ cúng ôi thiu trên bàn thờ, nếu hoa quả héo thì nên thay luôn.

- Khi cúng Thần Tài nên thắp bằng đèn dầu hoặc nến, không nên dùng đèn điện màu đỏ.

2. Thời gian cúng ngày vía Thần Tài

Nghi lễ cúng Thần Tài thường được thực hiện vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tức là ngày Thần Tài. Thời gian cúng nên là lúc sáng sớm, thường đó là thời điểm mở cửa hàng kinh doanh, buôn bán. Cho nên, thời điểm cúng hợp lý nhất là trước khi mở cửa hàng.

3 lưu ý CẦN NHỚ khi cúng Thần Tài, muốn tiền bạc ào ào vào nhà nhất định không được quên- Ảnh 2.

Ảnh minh họa.

3. Nghi thức cúng

- Chuẩn bị lễ vật: Các lễ vật cần chuẩn bị cúng trong ngày vía Thần Tài gồm có hoa quả, trầu cau, rượu bánh, mâm tam sinh, vàng mã.

- Trong khi cúng: Thứ nhất, người cúng không nên ăn mặc luộm thuộm, bẩn thỉu và mặc đồ rách khi cúng. Đồng thời, không mặc đồ hở hang, váy ngắn, quần đùi khi cúng Thần Tài. Người cúng cần ăn vận lịch sự, gọn gàng, sạch sẽ. Thứ hai, không nói tục, chửi bậy, quát mắng người khác trước, trong và sau khi cúng. Thứ ba, không nên để thú cưng, vật nuôi quấy phá bàn thờ. Văn khấn nên sử dụng bài văn khấn truyền thống hoặc có thể tự soạn nhưng cần đảm bảo tôn trọng và thành kính.

- Sau khi cúng: Lễ vật sau khi cúng xong, gạo muối không nên đổ đi mà mang cất vào nhà, rượu và nước thì rưới xung quanh khu vực trước nhà, đồ mã mang đi hóa hết, bánh kẹo có thể tán lộc một nửa, đồ mặn cúng xong nên cùng các thành viên trong gia đình hưởng sái, tránh tán hết cho người ngoài kẻo "mất lộc".

(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại