3 điều đại học Harvard danh tiếng đang "nói dối" mà không phải ai cũng biết

AB |

Bức tượng "nhà sáng lập" John Harvard được đặt ngay trong khuôn viên trường, nhưng đây lại không phải nhà sáng lập thực sự của ngôi trường này.

Trường đại học Harvard là một ngôi trường nổi tiếng trên thế giới trong top Ivy League của nước Mỹ. Với bề dày lịch sử, đây được coi là ngôi trường lâu đời nhất Mỹ và trở thành điểm sáng cho rất nhiều du học sinh quốc tế.

Phương châm của ngôi trường là "Veritas" hay tìm kiếm chân lý. Tuy nhiên có một điều khá trớ trêu là lịch sử thành lập của ngôi trường đã bị hiểu lầm.

3 điều đại học Harvard danh tiếng đang nói dối mà không phải ai cũng biết - Ảnh 1.

Tại ngôi trường này, bức tượng nhà sáng lập John Harvard được đặt ở khuôn viên chính và các học sinh thường thoa bàn chân của bức tượng này trước khi vào lớp nhằm lấy may mắn cho các kỳ thi. Rất nhiều người cũng dừng lại để chụp ảnh kỷ niệm với bức tượng nổi tiếng này.

Tuy vậy, điều đáng ngạc nhiên là bức tượng nhà sáng lập trường Harvard này lại có biệt danh "bức tượng 3 điều dối trá" bởi những ẩn ý đằng sau chúng. Dưới chân bức tượng đề đây là nhà sáng lập John Harvard của trường vào năm 1638, nhưng sự thật không phải vậy.

1. Đây không phải bức tượng của John Harvard

Mặc dù bức tượng có đề tên "John Harvard" dưới chân nhưng sự thực người được tạc không phải là John Harvard.

Năm 1884, nghệ sĩ Daniel Chester French tạo nên bức tượng nổi tiếng này và hình mẫu của ông là Sherman Hoar, một sinh viên của người nghệ sĩ này. Sau này, ông Hoar tham gia Nghị viện Mỹ và trở thành công tố viên.

Nguyên nhân chính của sự việc này là do còn quá ít tư liệu về John Harvard và ông French buộc phải sử dụng một hình mẫu người thật để tạo nên chân dung nhân vật lịch sử đã mất gần 250 năm.

3 điều đại học Harvard danh tiếng đang nói dối mà không phải ai cũng biết - Ảnh 2.

2. John Harvard không phải nhà sáng lập trường học

Mặc dù dưới chân bức tượng có đề là "nhà sáng lập" nhưng trên thực tế John Harvard không phải là người quyết định thành lập nên ngôi trường.

Trên thực tế, ông chỉ là một giáo sĩ từng theo học trường đại học Cambridge-Anh. Sau khi qua đời, ông đã để di thư cho các con quyên góp 779 Bảng, tương đương một nửa gia sản của mình và toàn bộ thư viện của mình, khoảng 400 đầu sách cho trường đại học ở Newtowne.

Để tưởng nhớ nhà quyên góp lớn đầu tiên này, trường đã đổi tên thành đại học Harvard vào ngày 13/3/1639. Như vậy, ông Harvard không hề liên quan đến chuyện thành lập trường đại học danh giá này.

Ngôi trường Harvard ban đầu có tên New College được xây dựng ở Newtone. Thậm chí ngay cả sau khi ông Harvard qua đời, do Newtone bị đổi tên thành Cambridge nên trường New College từng được đề nghị đổi tên thành trường Cambridge.

Bất chấp sự việc trên, trong một bức thư năm 1934 của ban điều hành trường Harvard có tuyên bố rằng việc thành lập ngôi trường này có sự đóng góp của rất nhiều cá nhân cũng như tổ chức.

Bởi vậy, mặc dù ông Harvard không phải người trực tiếp sáng lập nên ngôi trường nhưng với những đóng góp lớn lao trong thời kỳ đầu, ông vẫn được tôn vinh như một trong những người xây dựng nên Harvard.

3 điều đại học Harvard danh tiếng đang nói dối mà không phải ai cũng biết - Ảnh 3.

3. Trường Harvard không được thành lập vào năm 1638

Trên thực tế, ngôi trường danh giá này được thành lập vào năm 1636 theo quyết định bỏ phiếu của Tòa án tối cao Vịnh Massachusetts, thuộc đế quốc Anh.

Vào thời điểm đó, nước Mỹ với tên gọi "New England" còn là thuộc địa của Anh và đang cần gấp một lượng lớn các giáo sĩ. Trước nhu cầu đó, trường New College được thành lập vào năm 1636 tại Newtone.

Trong thời gian đó, khoảng 17.000 giáo sĩ, học giả có quan điểm tiến bộ đã đến New England. Đây là những người học hỏi các kiến thức từ những ngôi trường của nước Anh, nơi mang nặng ảnh hưởng của tôn giáo, nhưng lại có tư tưởng tiến bộ.

3 điều đại học Harvard danh tiếng đang nói dối mà không phải ai cũng biết - Ảnh 4.

3 điều đại học Harvard danh tiếng đang nói dối mà không phải ai cũng biết - Ảnh 5.

Hệ quả của việc này là trường đại học Harvard đã có cuộc đấu tranh giữa quan điểm đào tạo giáo sĩ truyền thống với tập trung giáo dục, tìm kiếm sự thật và chân lý.

Đến năm 1708, ông John Leverett trở thành vị hiệu trưởng đầu tiên của trường Harvard không phải là giáo sĩ, đánh dấu bước ngoặt mới cho mục tiêu phát triển của ngôi trường danh giá này.

Trong suốt nhiều thập kỷ, trường Harvard đã đào tạo rất nhiều giáo sĩ cũng như các tầng lớp học giả trong xã hội Mỹ.

Những khoa như y tế (thành lập năm 1782), luật (1817, Nghệ thuật và khoa học (1890) và kinh doanh (1908) của trường Harvard đã đóng góp rất nhiều học giả xuất sắc cũng như nguồn lao động trí thức cao cho xã hội.

Bước sang cuối thế kỷ thứ 19, trường Harvard bắt đầu nổi danh trên toàn thế giới với hệ thống thư viện đồ sộ và nguồn tài trợ khổng lồ từ những cựu sinh viên hay các danh nhân khác có liên quan đến ngôi trường này.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại