Người Trung Quốc có một câu tục ngữ như sau: "Làm lính mà không muốn thăng chức tướng quân, thì không phải lính tốt".
Trong mọi ngành nghề lĩnh vực, chúng ta đều muốn có được sự công nhận từ cấp trên, sự nghiệp ngày càng phát triển đi lên chứ không chỉ dậm chân tại chỗ.
Thế nhưng, muốn trở thành một lãnh đạo sáng suốt, một đầu tàu tài năng để đủ sức khiến mọi người tin phục thì không hề dễ dàng.
Nếu quá thân thiết với cấp dưới, bạn được tiếng thơm là hòa đồng, thân thiện nhưng vô hình chung đánh mất sức nặng của lời nói, không làm người khác e sợ.
Nếu quá nghiêm khắc và khó tính, dù đạt được hiệu suất làm việc thì bạn lại đánh mất lòng người, tạo ra nội bộ không đoàn kết.
Trong những trường hợp như vậy, người lãnh đạo nào cũng phải nhớ kỹ 4 nguyên tắc quan trọng ứng với 3 chữ "cao" và 1 chữ "thấp" sau đây.
1. Chữ "cao" thứ nhất: Nhân phẩm
Có những người làm lãnh đạo nhưng chỉ biết đến lợi ích của chính mình. Nếu có thành tựu gì tốt cả nhóm đạt được, anh ta sẵn sàng nhận hết công lao về bản thân.
Còn nếu kết quả không tốt, lỗi lầm thuộc về tất cả mọi người, đương nhiên không bao gồm bản thân anh ta.
Ngược lại, một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm luôn biết cách đặt lợi ích của nhân viên lên trên hết.
Anh ta chú trọng tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của mọi người, tìm cách dẫn dắt tất cả chung hưởng những thành tựu đạt được, từ đó dần dần thu phục lòng người.
Mà cấp dưới của một lãnh đạo như vậy cũng hết lòng tin tưởng mọi quyết sách và tầm nhìn của cấp trên.
Một nhà lãnh đạo có tâm và có tầm luôn biết cách đặt lợi ích của nhân viên lên trên hết. Anh ta chú trọng tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của mọi người, tìm cách dẫn dắt tất cả chung hưởng những thành tựu đạt được.
2. Chữ "cao" thứ hai: Trí tuệ cảm xúc EQ
Mặt mũi, đây là vấn đề mà không chỉ các ngôi sao, người nổi tiếng mới để ý. Có những người nói chuyện thẳng thừng, không bận tâm tới cảm xúc của những người xung quanh, thái độ cao ngạo kể cả với cấp trên hay cấp dưới.
Họ cho rằng bản thân mình thẳng thắn thật thà, có gì nói nấy, nhưng sự thật chỉ biểu hiện trí tuệ cảm xúc EQ của họ thấp đến đáng thương.
Đều là đồng nghiệp làm việc cùng nhau, cần sự hợp tác và đoàn kết nhưng khi bạn quyết định hành xử không để ý "mặt mũi", cảm xúc của người khác, người khác còn muốn làm việc tiếp tục với bạn về lâu dài nữa không?
Nếu cấp dưới đã mất lòng thiện cảm với lãnh đạo, họ càng không muốn cống hiến chăm chỉ và giữ thái độ nghiêm túc, từ đó ảnh hưởng tới năng suất công việc của cả nhóm.
3. Chữ "cao" thứ ba: Tầm nhìn
Những người mới lên chức lãnh đạo thường nóng lòng muốn thể hiện, chứng minh năng lực của bản thân với người khác.
Chính vì vậy, đôi khi họ có thể làm ra những chuyện phá vỡ nguyên tắc, không hợp lý hợp tình. Ví dụ như, muốn hoàn thành mục tiêu công việc thật sớm, họ có thể bắt nhân viên tăng ca cuối tuần, nửa đêm gọi điện yêu cầu cấp dưới xử lý công việc gấp...
Tất cả chỉ để đạt được thành tích báo cáo tốt hơn với cấp trên, họ sẵn sàng vắt kiệt sức lao động của người khác, để lại hậu quả là đánh mất lòng người.
Muốn trở thành một đầu tàu tài năng, điều quan trọng nhất là bạn phải giỏi việc khai thác, tận dụng triệt để ưu thế của mỗi nhân viên.
Đặt họ vào đúng vị trí, không gây sức ép về thời gian, tạo điều kiện thuận lợi để sáng tạo, đây mới là 3 điều kiện hoàn hảo nhất để cấp dưới phát huy năng lực, nâng cao năng suất lao động của cả nhóm.
Muốn trở thành một đầu tàu tài năng, điều quan trọng nhất là bạn phải giỏi việc khai thác, tận dụng triệt để ưu thế của mỗi nhân viên.
4. Chữ "thấp" cuối cùng: Bản ngã
Tất cả những nhà lãnh đạo giỏi đều có bản ngã mạnh mẽ - lòng kiêu hãnh khiến họ không thể chấp nhận làm việc dưới khả năng tốt nhất của mình.
Nhưng họ cũng luôn cảnh giác với sự ngạo mạn và hiểu rằng, thành công của họ chẳng qua là do có những nỗ lực của người khác.
Không gì có thể nhấn chìm một người lãnh đạo nhanh hơn là sự ngạo mạn, kiêu căng, cảm giác tự cho là mình quá quan trọng.
Pete Hoekstra, một đại biểu của Quốc hội Mỹ, từng nói: "Nhà lãnh đạo thực thụ là người phục vụ những người mà họ lãnh đạo".
Các nhà lãnh đạo tốt nhất không phải là những người quản lý. Họ cũng không phải là ông chủ. Họ thường là đầy tớ biết cảm thông và đầy nghị lực, biết trao quyền cho những người mà họ lãnh đạo.
Một người lãnh đạo có hiệu quả hiểu rằng, cho dù là một người uy quyền nhất thì cũng vẫn chỉ là một diễn viên nhỏ trên sân khấu rộng lớn của cuộc đời.
Đó là sự khiêm nhường và đó cũng là dấu hiệu của sức mạnh, sự vĩ đại thật sự. Và đó cũng chính là yếu tố cần và đủ để gặt hái thành công trên cương vị người đứng đầu.