3 câu hỏi IQ đơn giản "đánh gục" 80% sinh viên Harvard

LazyLynx |

Có 3.000 sinh viên Harvard (Mỹ) được hỏi, nhưng chưa đến 17% trả lời đúng 3 câu hỏi IQ này.

Hãy bắt đầu bằng ba câu hỏi IQ rất đơn giản như sau, bạn hãy trả lời nhanh nhất có thể và ghi lại thời gian nhé.

1) Biết rằng tổng số tiền mua vợt và bóng cộng lại là 110.000 đồng. Số tiền để mua vợt lớn hơn bóng là 100.000 đồng. Hỏi số tiền cần để mua bóng?

2) Cần năm chiếc máy trong năm phút để làm ra năm sản phẩm. Hỏi thời gian cần thiết để 100 chiếc máy tạo ra 100 sản phẩm?

3) Trong một cái ao có trồng hoa sen. Mỗi ngày, số lượng hoa sen tăng lên gấp đôi. Biết rằng cần 48 ngày để hoa sen phủ kín ao, hỏi số ngày cần để hoa sen phủ kín chỉ nửa ao mà thôi?

Nếu bạn có kết quả của câu đầu tiên là 10.000 đồng, xin chúc mừng bạn gia nhập hội cùng 50% sinh viên Harvard đã trả lời sai. Câu trả lời đúng là cần 5000 đồng để mua bóng.

3 câu hỏi IQ đơn giản đánh gục 80% sinh viên Harvard - Ảnh 1.

Cần bao nhiêu tiền để mua bóng?

Đây là ba câu hỏi nằm trong bài kiểm tra năng lực nhận thức được đặt ra bởi Giáo sư Shane Frederick tại Đại học Yale, Mỹ.

Trong hơn 3000 người được kiểm tra, đa số là sinh viên, chưa đến 17% trả lời đúng. Điều ngạc nhiên là nếu bạn trả lời sai các câu hỏi trên, khả năng giành điểm cao ở các bài kiểm tra loại khác lại cao hơn.

3 câu hỏi IQ đơn giản đánh gục 80% sinh viên Harvard - Ảnh 2.

GS. Shane Frederick.

Tuy nhiên, nếu các câu hỏi được viết lại bằng phông chữ khó đọc, tỉ lệ trả lời đúng tăng lên hơn 65%. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy, sách vở viết bởi kiểu chữ khó đọc lại giúp người đọc tiếp thu và ghi nhớ tốt hơn.

Lý do là bởi bộ não chúng ta có hai cơ chế giải quyết vấn đề. Đầu tiên là loại nhanh chóng, đơn giản và dễ dàng; nó giúp ta nhận ra khuôn mặt người quen, trả lời các câu hỏi kiểu 1 + 1 = 2 và cầm 10.000 đi mua bóng như câu hỏi một.

Trong khi đó, cơ chế thứ hai chậm hơn, cần phân tích và phức tạp; nó chỉ xuất hiện khi ta tập trung giải quyết vấn đề, cũng như tìm ra câu trả lời 5000 đồng. Bình thường não bộ làm việc với cơ chế thứ nhất.

Để não chuyển sang chế độ thứ hai, nó đòi hỏi áp lực nhận thức. Một trong những cách tạo ra áp lực là dùng kiểu chữ khó đọc, ép não phải cẩn trọng suy nghĩ trước khi trả lời.

Đây cũng là điều khiến chúng ta dễ bị lừa. Nếu một ai đó nổi tiếng cung cấp những thông tin dưới dạng chữ viết rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu, người đọc có xu hướng tiếp nhận không nghi vấn.

Bạn cũng có thể tận dụng cơ chế này, nếu cần kiểm tra lỗi chính tả trong văn bản, hãy thử đổi kiểu chữ viết khác lạ. Nó buộc não bộ chuyển sang suy nghĩ ở cơ chế thứ hai do đó lỗi dễ bị phát hiện hơn.

Và đây là câu trả lời lần lượt cho ba câu hỏi: 5000 đồng, 5 phút và 47 ngày. Nếu lần đầu tiên bạn trả lời nhanh và sai, rất có thể bạn đang sở hữu một bộ não tuyệt vời.

Tuy nhiên, hãy thận trọng nếu sau khi suy nghĩ mà bạn vẫn không tìm ra lời giải tương tự.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại