3 cách nuôi dưỡng EQ cao cho con

THANH HƯƠNG |

Trong trường hợp trí tuệ cảm xúc của con không cao, bố mẹ nên làm gì?

Giáo sư Lý Mai Cẩn là một chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc trong lĩnh vực Tâm lý học tội phạm và Nuôi dạy con cái. Hiện, bà đang công tác tại Đại học Cảnh sát Nhân dân Trung Quốc. Giáo sư Lý thường tham gia các buổi hội thảo về kinh nghiệm nuôi dạy con cái thành công, hạnh phúc và có nhiều chia sẻ nhận được sự đồng tình lớn từ các bậc phụ huynh.

Nói về vấn đề EQ (trí thông minh cảm xúc), giáo sư Lý từng nói, với trẻ nhỏ, nếu có biểu hiện này trên bàn ăn thì cha mẹ cần nhắc nhở, giúp con sửa đổi ngay. Vì đó là dấu hiệu của EQ thấp. Cụ thể, đó là việctrẻ chê bai thức ăn người khác nấu một cách thẳng thừng.

Mộ số đứa trẻ khi ăn cơm ở nhà người khác sẽ không e dè mà nói: "Trông chẳng ngon, con không muốn ăn". Điều này sẽ khiến người lớn bối rối vô cùng. Một số cha mẹ nghĩ rằng, điều này là do trẻ trung thực, nghĩ sao nói đấy. Nhưng thực chất, đây lại là biểu hiện của việc giao tiếp kém.

Nữ diễn viên nổi tiếng Hồng Kông (Trung Quốc) Ứng Thể Nhi từng chia sẻ một câu chuyện như sau: Bố của Ứng Thể Nhi thường giúp cô chăm con trai và khá nuông chiều cháu.

Mỗi lần nấu ăn, bố cô sẽ hỏi cháu muốn ăn gì. Nhưng Ứng Thể Nhi không đồng ý và nói với con trai: "Đây không phải là nhà hàng, hãy ăn bất cứ thứ gì con có ở nhà".

Nói về điều này, nữ diễn viên cho biết, có rất nhiều đứa trẻ bị người khác ghét vì tính cách thô lỗ nên cần phải chú ý đến việc nuôi dưỡng tính cách xã hội.

3 cách nuôi dưỡng EQ cao cho con - Ảnh 1.

Diễn viên Ứng Thể Nhi và các con.

Trở lại với câu nói trên, nhìn thì tưởng bình thường, nhưng thực chất cho thấy trẻ có EQ thấp ở khoản giao tiếp. Vì vậy cha mẹ phải chú ý giúp con thay đổi. Ngoài ra, trong cuộc sống thường ngày, cha mẹ cần chú trọng nuôi dưỡng EQ cho con.

Giáo sư Goleman, tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard, tin rằng chỉ 20% thành công của một người là do IQ đóng góp, trong khi EQ - tỷ lệ trí tuệ cảm xúc chiếm tới 80%.

Vậy trong trường hợp trí tuệ cảm xúc của con không cao, bố mẹ nên làm gì? Hãy thử áp dụng các cách sau đây:

Để con trải qua khổ hạnh: Trên thực tế, bố mẹ không cần thiết phải che chở con cái mọi lúc mọi nơi. Sẽ rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ nếu bố mẹ để con thi thoảng chịu cực khổ. Khi gặp khó khăn, chúng phải tự giải quyết vấn đề và sẽ nhớ điều đó rất lâu. Sau đó, trẻ biết phải làm gì, phải nói gì trong những tình huống như thế nào. Đây là một cách rèn luyện mà bố mẹ nên thử áp dụng cho con

Dạy con cách chia sẻ: Bố mẹ có thể hướng dẫn con chia sẻ với mọi người ngay từ khi còn nhỏ. Điều này hình thành tính cách tốt bụng, vị tha, biết quan tâm, hào phóng cho trẻ. Chẳng hạn như bố mẹ hãy dặn con chia sẻ đồ ăn, đồ chơi yêu thích với các bạn cùng lớp để nhân đôi niềm vui. Những đứa trẻ biết chia sẻ sẽ không thiếu bạn tốt khi lớn lên.

Dạy con tôn trọng người khác, tuyệt đối không cười nhạo: Dạy trẻ biết cách tôn trọng người khác là điều rất quan trọng. Sự tôn trọng này không thể khác nhau ở mỗi người mà phải là đối xử bình đẳng. Không ít những đứa trẻ chỉ tôn trọng bố mẹ, giáo viên và chế giễu những người thấp kém hơn mình. Đây là điều sai trái, vì thế bố mẹ nên giáo dục sớm để trẻ nhận thức đúng đắn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại