Tại sao người trẻ không kiếm được nhiều tiền?
Không thể kiếm tiền, không phải do trình độ học vấn thấp, cũng không phải vì thiếu nền tảng. Bạn phải biết rằng có rất nhiều người giàu có nhưng không được học cao, và xuất thân của họ rất bình thường, thậm chí là nghèo.
Ví dụ như Kazuo Inamori, "Vua quản lý" ở Nhật Bản, hiện có tài sản trị giá 740 triệu USD. Từ hai bàn tay trắng, ông đã lập nên hai công ty nằm trong top 500 công ty lớn nhất thế giới của Fotune. Ngay cả Jack Ma cũng phải nghiêng mình nể phục tài năng quản lý công ty của Kazuo.
Cuộc đời Kazuo Inamori vốn dĩ quá nhiều khó khăn: Sinh ra trong một gia đình nông dân bình thường, từ nhỏ ông đã ốm yếu, bệnh tật. Nhà nghèo nên ông phải đi làm sớm, nghĩ đến việc kiếm tiền phụ giúp gia đình, kết quả là công ty đầu tiên ông làm suýt chút phá sản. Sau nhiều năm đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, Kazuo Inamori rút ra những kinh nghiệm làm giàu.
Có 3 điều ông khuyên giới trẻ nên sớm từ bỏ để cuộc sống bước sang một trang mới:
Từ bỏ lối chi tiêu bừa bãi
Kazuo Inamori rất quan tâm đến điều kiện sống của nhân viên trong công ty, ông thường xuyên đến thăm nhà nhân viên của công ty. Ông đã phát hiện ra một hiện tượng thú vị.
Có hai nhân viên A và B, có vị trí và mức lương như nhau trong công ty, nhưng hoàn cảnh ở nhà rất khác nhau. Trong nhà A, cả căn phòng nhốn nháo, đồ đạc chất đống khắp nơi. Gia đình A luôn phàn nàn lương quá thấp, không đủ chi tiêu, nợ nần chồng chất.
Trong khi đó nhà B sạch sẽ, gọn gàng, theo phong cách tối giản, đồ đạc trong nhà nhìn không sang trọng nhưng rất ấm cúng và trang nhã. Gia đình B rất hài lòng với cuộc sống hiện tại, nghe nói B còn tiết kiệm, cuộc sống rất ổn định.
Cùng một mức lương, tại sao hai gia đình lại có cuộc sống khác nhau đến vậy? Thực tế, quan niệm tiêu dùng của hai gia đình là khác nhau.
Vợ chồng A không có khái niệm tiêu tiền, phung phí, dẫn đến lương tháng không đủ tiêu, phải đi vay mượn khắp nơi. Còn vợ chồng B luôn lên kế hoạch tài chính gia đình cẩn thận, chi tiêu và tiết kiệm trong khả năng của mình, tình hình kinh tế của gia đình cũng ngày càng khá giả.
Trong xã hội hiện đại, việc "tẩy não" người tiêu dùng của các doanh nhân có thể nói là rất phổ biến, họ thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của bạn mọi lúc mọi nơi. Nếu không có nhận thức về tiêu dùng và khả năng hoạch định tài chính, bạn sẽ rất dễ rơi vào bẫy của "chủ nghĩa tiêu dùng" và trở thành "con mồi" bị chặt chém. Vì vậy, hãy "từ bỏ" thói quen tiêu dùng không hợp lý.
Tiền đề của tự do tài chính là phải "tiết chế" một cách khoa học. Có một phương pháp rất hữu ích, nguyên tắc một câu: "Sau khi nhận lương, hãy tiết kiệm số tiền bạn muốn tiết kiệm trước, chứ không phải tiết kiệm số tiền còn lại sau khi đã tiêu pha thoải mái". Bằng cách này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn tiết kiệm được tiền.
Khi kiếm tiền hãy bỏ bớt “thể diện”
Năm 78 tuổi, Kazuo Inamori giữ chức chủ tịch công ty JAL, cứu sống JAL đang trên đà phá sản. Yêu cầu của ông đối với tất cả nhân viên là: Nhân viên JAL phải làm việc với lòng biết ơn khách hàng, khi phục vụ khách hàng, họ phải nghĩ "khách hàng là trên hết" và hạ cái tôi của mình xuống để giải quyết vấn đề cho khách.
Một số nhân viên tỏ ra khá miễn cưỡng: "Ép nhân viên cả ngày khom lưng cúi đầu, còn gì là thể diện" Kazuo Inamori đáp: "Nếu công ty muốn tồn tại, nếu bạn muốn làm việc, bạn không thể chỉ nghĩ về bộ mặt vô giá trị đó". Đúng vậy, hầu hết mọi người đều phải ra ngoài làm việc và kiếm tiền, vậy ai cao quý hơn ai?
Li Ka-shing cũng có một ý tưởng tương tự với Kazuo Inamori: Khi bạn cúi mặt xuống để kiếm tiền, điều đó có nghĩa là bạn đang làm rất tốt. Khi bạn dùng tiền để lấy lại thể diện, nghĩa là bạn đã thành công. Khi bạn chỉ quan tâm đến cái tôi của mình và lo sợ bản thân mất thể diện nghĩa là cuộc đời bạn chắc chắn sẽ vô nghĩa như thứ gọi là "mặt mũi" ấy.
Những người chấp nhận cúi người vì sự nghiệp giống như đang sử dụng một thái độ mạnh mẽ để đối mặt với những thử thách và gian nan của cuộc sống. Đây không chỉ là khiêm tốn, mà là "chủ nghĩa anh hùng" thực sự.
Từ bỏ việc "theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo"
Nhiều người có một hiểu lầm rất nghiêm trọng, đó là: Đánh đồng "theo đuổi sự hoàn hảo" với "trở nên tốt hơn".
Thực ra hai điều này không giống nhau chút nào. Nếu bạn phấn đấu cho sự hoàn hảo quá nhiều, thì cuộc sống có thể sẽ không tốt lên, ngược lại nó còn trở nên tồi tệ hơn. Một người theo chủ nghĩa hoàn hảo, trên thực tế họ có nhiều nỗi sợ trong lòng. Sợ thất bại, sợ mất mặt nếu, nghi ngờ bản thân...
Với tâm lý này, con người khó có thể làm tốt việc gì, thậm chí có thể không đủ dũng khí để bắt đầu khởi nghiệp. Khi Kazuo Inamori mới vào công ty đầu tiên, ông thậm chí còn không nhận được lương, và công ty còn phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Phản ứng của ông lúc đó là lao thẳng vào phòng thí nghiệm của công ty và nghiên cứu sản phẩm.
Khi đó, trước mắt Kazuo Inamori có hai lựa chọn: phát triển một sản phẩm hoàn hảo nhưng mạo hiểm, hoặc phát triển một sản phẩm kém hoàn hảo hơn, nhưng đủ để cứu công ty. Ông đã chọn phương án thứ hai. Mặc dù sau đó có những thiếu sót, nhưng nó đủ để tạo nên tên tuổi trong ngành vào thời điểm đó và cứu công ty đang trên bờ vực phá sản.
Bạn thấy đó, cuộc sống là như vậy, trong khi làm bất cứ việc gì, sửa chữa, sai lầm, và cải thiện là điều tất yếu. Bởi vì "tuyệt đối hoàn hảo" là cực kỳ khó để đạt được, nhưng nếu bạn có thể đạt đến tiêu chuẩn trước, bạn có thể tiếp tục cải thiện mọi thứ trở nên tốt hơn. Nếu bạn chỉ muốn hoàn hảo, thì khả năng lớn nhất là bạn thậm chí không thể vượt qua thử thách bởi áp lực quá cao.
Vì vậy, nếu bạn muốn lập được thành tựu trong sự nghiệp, bạn phải thoát khỏi gông cùm của "chủ nghĩa hoàn hảo". Phương pháp Kazuo Inamori nói tới rất đơn giản: trở thành một "người không hoàn hảo", "Hoàn thành tốt hơn là hoàn hảo".
Có thể thấy, chỉ cần mọi việc có thể "hoàn thành" là đủ để thuyết phục mọi người thay vì yêu cầu quá cao để rồi không thể làm nên bất cứ việc gì.