Bạn còn trẻ, thế giới quan và phương pháp luận còn chưa thấu đáo và sắc bén. Sự so sánh về lương bổng còn bị ảnh hưởng bởi nhiều khía cạnh. Và vì thế, bạn sẽ không có tầm nhìn sâu và xa được. Con đường sự nghiệp bạn chưa thể nắm chắc, tôi sẽ chia sẻ cho bạn cách nhìn nhận thực tế hơn.
1. Đừng chỉ nhìn vào tiền lương thực tại, phải nhìn vào phát triển lâu dài
Khi tham gia bất kỳ công việc nào, thời gian đầu đừng quá xem trọng tiền lương, vì theo khách quan mà nói, bất luận bạn làm công việc gì, tiền lương mấy năm đầu thường là điểm thấp nhất trong con đường nghề nghiệp của bạn, quan trọng là hãy xem sự phát triển đường dài của công việc đó.
Nắm chắc được công việc doanh nghiệp mà bạn làm, tuy thu nhập hiện tại mới hơn 12 triệu đồng/tháng, nhưng đi kèm với sự tăng lên của tuổi tác hay thăng chức, tiền lương của bạn vẫn sẽ tăng lên.
Việc phát triển sự nghiệp có vài con đường, nếu bạn cảm thấy bản thân phù hợp làm lãnh đạo, thì có thể cân nhắc con đường làm lãnh đạo; nếu bạn thích cuộc sống an nhàn, không thích lao lực, vậy thì bạn có thể đi theo con đường thăng chức bình thường, thông qua thăng chức, rồi tăng lương; dù bạn chọn con đường nào, đều có thể cố gắng được.
2. Công việc ở đơn vị nhẹ nhàng, có thể coi là lốp dự phòng cho việc phát triển nghề tay trái của bạn
Người đi làm đều biết, những hoạt động khi đi làm thường không phức tạp, bao gồm làm văn phòng, họp hành, chỉ cần bạn làm tốt thì bạn chẳng vướng khó khăn gì, vì thế, công việc trở nên tương đối nhẹ nhàng. Với hoàn cảnh như vậy, bạn mới có thời gian phát triển nghề tay trái.
Đơn vị chúng tôi có một người, anh ta cảm thấy việc thăng chức và đề bạt không có khoảng cách quá lớn, thế là anh ta liền phát triển nghề phụ của mình. Anh ta bắt đầu trồng khoai, kết quả từ việc trồng khoai anh ta thu được thu nhập gấp 4 lần công việc chính, mỗi năm đạt hơn 600 triệu.
3. Phải biết được bạn muốn làm gì, lúc lựa chọn mới có căn cứ
Nếu bạn không biết bản thân muốn gì, vậy thì bạn sẽ rơi vào trạng thái vô công rồi nghề, lãng phí thời gian của bạn. Nếu bạn có một mục tiêu chính xác thì bạn sẽ hướng theo mục tiêu mà nỗ lực thôi, như vậy có thể giảm bớt thời gian lãng phí, không đi đường vòng.
Ví dụ, khi bạn làm việc thì cần phân tích được vị trí và ưu điểm của mình, đánh giá bản thân xem mình có thể làm vị trí lãnh đạo hay là vị trí nhân viên? Nếu có thì bạn có thể đề bạt mình đi theo con đường làm lãnh đạo, nếu bạn không có ưu thế ở phương diện này, tính cách cũng không hợp làm lãnh đạo, vậy thì bạn phải đi theo con đường phát triển kinh tế. Phát triển kinh tế có hai con đường, một là thăng chức, hai là kinh doanh nghề phụ. Bạn phải xác định rõ ràng điều này thì sẽ biết trong cuộc sống và công việc nên ưu tiên làm công việc gì.
Tóm lại, bạn còn trẻ, đừng dễ dàng bỏ đi công việc khó có được, nếu bỏ, bạn có thể sẽ hối hận. Nếu không tiếp tục làm, mất đi công việc biên chế, mất đi sự bảo đảm công việc, ngay cả tiền lương 15 triệu đồng mỗi tháng cũng là điều vọng tưởng.
Lúc đầu có rất nhiều người cố gắng thi viên chức hay thi biên chế, nhưng sau khi vào biên chế mới phát hiện có một khoảng cách với mong muốn trong lòng mình, muốn thôi biên chế. Thực tế cạnh tranh rất tàn khốc, biên chế như một cái ô bảo hộ, khiến bạn ít đi rủi ro nghề nghiệp, cũng khiến bạn ở một phạm vi nào đó cho dù thế nào đi nữa cũng đạt được kết quả như ý.
Đây hoàn toàn là một quan điểm vô tri và không đủ lý tính, nhưng nếu bạn thôi biên chế, đến lúc đó bạn hối hận cũng không kịp. Vì như vậy bạn sẽ phải đối mặt với cạnh tranh và rủi ro nghề nghiệp, thất nghiệp và sinh hoạt cũng không được bảo đảm.
27 tuổi thu nhập tháng là 15 triệu đồng, đối với công việc biên chế mà nói, vẫn chấp nhận được. Coi thường công việc này, thì bạn lại không biết, lương ở các doanh nghiệp nhỏ và công nhân thấp thế nào đâu.
Cho dù một tháng lương 15 triệu đồng là lương chưa khấu trừ các khoản khác. Tiền lương như vậy đừng cho là thấp, rất nhiều doanh nghiệp nhỏ một tháng không có tiền lương cao như vậy đâu.
Huống chi bạn mới 27 tuổi, công việc biên chế không cần nhiều thời gian, đã có thể cầm tiền lương gần 15 triệu đồng nên tôi thấy được đấy chứ. Bạn chắc chắn sẽ thăng chức và được tăng lương, đến khi đó bạn khẳng định có cầm trên tay tiền lương 18-20 triệu đồng hay không là được rồi.