Sự lên ngôi của smartphone trong cuộc sống giờ đây có lẽ đã không phải bàn cãi khi gần như mọi nhu cầu và tác vụ trong cuộc sống của con người đều gắn liền với nó.
Đặc biệt, ở kỷ nguyên công nghệ kỹ thuật số như hiện tại, sở thích, thị hiếu cũng như mong muốn được chia sẻ thông tin đều có sức lan tràn và ảnh hưởng mạnh mẽ trên mọi loại hình.
Trong đó, hình ảnh luôn là một công cụ được ưu ái và chăm chút nhiều hơn đang kể so với hình thức văn bản vì những ưu điểm vượt trội của nó ở nhiều mục đích, dù cho là truyền thông, phổ biến hay kể cả là “sống ảo” một cách vui vẻ trên mạng xã hội.
Kết hợp với công cụ toàn diện và gọn nhẹ, đa dụng như smartphone, chúng đã trở thành một cặp đôi hoàn hảo được rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ, săn đón, ưa chuộng và coi như món ăn tinh thần quan trọng của mình.
Nghe có vẻ dễ dàng nhưng chắc chắn nhiều người đã từng lâm vào cảnh khóc dở mếu dở, hay thậm chí là thất vọng tràn trề vì kết quả đem lại sau khi chụp ảnh bằng smartphone dù cho có là một chiếc flagship cao cấp.
Đó là tình trạng chung hay xảy ra nhất khi sử dụng smartphone chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng - đơn giản như thời gian buổi chiều tối trở đi hay môi trường trong nhà, nhiều vật cản sáng…
Với xu hướng năng động, tận hưởng niềm vui và chia sẻ mọi lúc mọi nơi thì đây quả là một cái gai cực khó chịu với nhiều người nói chung và đặc biệt là giới trẻ nói riêng.
Thực chất, để có thể mang lại cho bản thân những bức ảnh với kết quả mãn nguyện nhất được ra đời từ một chiếc smartphone cũng cần đến những yếu tố quan trọng không kém nhiếp ảnh bằng máy ảnh chuyên nghiệp.
Ở điều kiện thiếu sáng phức tạp thì chúng ta lại càng phải lưu ý và cẩn thận hơn nữa nếu không muốn nhận được những bức selfie mờ loạn xạ hay chụp cảnh chẳng thấy cảnh đâu, chỉ thấy nhiễu hạt. Vậy đâu mới là những góc độ sâu xa để giúp bất kỳ ai cũng có thể trở thành một “bậc thầy” camera smartphone?
Trước tiên, ánh sáng là cội nguồn của hình ảnh thu vào cảm biến, là căn nguyên cho chất lượng làm nên một tấm ảnh tốt, nhưng gặp môi trường thiếu sáng thì lại là chướng ngại vật cứng đầu mà không phải ai cũng biết cách đối phó.
Do đó, cách đơn giản và hữu hiệu nhất là bổ sung nguồn sáng lý tưởng nhất có thể, ví dụ như mở thêm cửa sổ, tìm góc chụp gần không gian thoáng, hoặc cần kíp thì dùng nguồn sáng nhân tạo như đèn, flash... (dù chúng có thể gây mất tự nhiên cho ảnh vì không phải lúc nào cũng kiểm soát được cường độ).
Như vậy, chủ thể được chụp sẽ đủ sáng và không còn gây ra hiện tượng mờ nhòe.
Độ nhạy sáng
Nếu như làm mọi cách mà vẫn cảm thấy nguồn sáng sau khi bổ sung chưa đủ thỏa mãn thì hãy cùng áp dụng đến những yếu tố quan trọng không kém sau đây. Đó chính là ISO - hay còn gọi là độ nhạy sáng, giúp ánh sáng được nhận biết vào cảm biến nhanh, nhiều hơn.
Khi nói đến ISO, là chúng ta đang nói đến độ nhạy cảm ánh sáng của tấm phim trong máy ảnh dùng phim hoặc cảm biến ảnh trong camera.
Với một độ nhạy ISO nào đó, chúng ta tính toán tiếp theo là cần một lượng sáng nào và trong thời lượng bao lâu để có một bức ảnh thích hợp bằng cách chọn chỉ số khẩu độ ống kính và tốc độ màn trập.
Khi ánh sáng yếu, tăng ISO là lựa chọn thích hợp, nhưng ISO càng cao đi kèm nguy cơ nhiễu hạt càng cao. Do vậy, tăng ISO thì dễ, nhưng ở mức nào để giữ cho ảnh chi tiết mượt mịn thì cần phải tính toán thật cẩn thận nhé. Thật ra, theo kinh nghiệm của nhiều nhiếp ảnh gia, cứ để ISO ở mức thấp nhất có thể.
Khẩu độ
2 phương án tưởng như hiệu quả nhưng vẫn chứa đựng những hạn chế nhất định, vậy còn yếu tố nào khác giúp bù đắp những thiếu sót đó hay không?
Rất may mắn, nhân tố bí ẩn còn lại mang tên “khẩu độ” vẫn luôn có mặt. Nhìn chung, khẩu độ là độ mở của ống kính nhằm điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua chạm đến cảm biến, với chỉ số càng nhỏ thì khẩu độ càng lớn, chẳng hạn như f/1.7 sẽ có độ mở lớn hơn f/2.2.
Có thể bạn không biết nhưng đây là tác nhân đóng vai trò mấu chốt trong việc tạo nên những bức ảnh xóa phông “ảo diệu”, và quan trọng nhất là triệt tiêu nhược điểm khi chụp ảnh thiếu sáng.
Đơn giản, khẩu độ càng lớn thì lượng ánh sáng vào càng nhiều chỉ trong thời gian ngắn, giúp bạn chộp được những khoảnh khác như ý trong tích tắc mà không bị mờ nhòe, thay vì phải đẩy ISO lên cao khiến ảnh nhiễu hạt.
Khẩu độ càng lớn, độ sâu trường ảnh càng mỏng, hay nói cách khác, chủ thể lấy nét sẽ nổi lên so với hậu cảnh, tạo nên hiệu ứng “bokeh” hoặc xóa phông khác biệt.
Không phải smartphone nào cũng có khẩu độ lớn đáng mơ ước như vậy, thông thường bạn sẽ phải mua những chiếc flagship mới có được khẩu độ ở khoảng f/1.7.
Thật may, điều này không còn là khó khăn nữa khi mới đây Samsung đã mang camera khẩu độ f/1.7 chỉ có trên các flagship xuống smartphone phân khúc tầm trung, chính là Galaxy J7 Pro mới.
J7 Pro được đầu tư camera “khủng” với khẩu độ f/1.7 “ngang ngửa” những chiếc smartphone chụp ảnh đẹp nhất hiện nay là Galaxy S8 hay một số chiếc flagship khác gần đây.
Thế mạnh với khẩu độ lớn (lớn nhất trong làng di động tính tới thời điểm hiện tại) cho phép J7 Pro tự tin chinh phục mọi khoảnh khắc dù ở điều kiện thiếu sáng nhất. Giới trẻ ham vui, hẳn là mọi khoảnh khắc tuyệt vời bên bạn bè người thân đều muốn lưu giữ lại một cách đẹp đẽ nhất.
Những bữa tiệc xuyên đêm, những cảnh du lịch biển với trời xanh, biển xanh,...và núi đồi, và cát trắng,... Qua ống kính cao cấp trên J7 Pro, các bạn trẻ chỉ cần ung dung sống ảo và ngồi “đếm like” mà thôi.
Sẽ không còn cảnh đắn đo giữ điện thoại khư khư để chụp được bức ảnh ưng ý nhất, hay phải ngồi cả nửa tiếng đồng hồ để chỉnh ảnh trước khi “công khai” chúng trên mạng xã hội, mặc dù thời gian chụp hình vốn chỉ mất vài giây.
Có ai mà không muốn tài khoản mạng xã hội của mình chứa đầy những bức hình lung linh huyền ảo hơn đa số mọi người khác, hay ít nhất cũng phải có được những tấm ảnh kỷ niệm đẹp và mãn nguyện nhất nhỉ?
Hãy bỏ túi những kiến thức cốt lõi như trên, trang bị cho mình nền tảng chắc chắn nhất về cách lưu giữ mọi khoảnh khắc và kỷ niệm tuyệt vời kể cả trong điều kiện ánh sáng không ủng hộ nhé.