Học sinh trung học là độ tuổi bắt đầu có ý thức về chuyện học tập và mục tiêu riêng để phấn đấu. Tuy nhiên, vẫn có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đó có thể cũng chính là rào cản để học trò phát triển. Từ đó, rất cần sự quan tâm và chú trọng của các thầy cô và gia đình, bạn bè.
Thầy An là một giáo viên chủ nhiệm lớp 7 tại Sơn Đông, Trung Quốc. Trong lớp học của cũng có rất nhiều thành phần học sinh, nhưng đa phần đều rất nghịch ngợm và ham chơi. Thường ngày có không ít học sinh vì mải chơi mà vào muộn giờ học, thậm chí còn rủ nhau thành từng nhóm trốn học. Đáng chú ý, trong lớp còn có 2 năm sinh có biểu hiện rất lạ.
Cứ sau mỗi giờ học, hai nam sinh này đều là người nhanh nhất rời khỏi lớp. Nhưng đến khi thầy An làm việc đến tối muộn ở phòng giáo viên xong thì mới bắt gặp 2 học trò mới ra về. Đây vốn là 2 nam sinh khá trầm tính trong lớp, tuy nhiên lại có một bạn học rất tốt, một bạn đứng hạng áp chót của lớp.
2 nam sinh vào nhà vệ sinh sau mỗi giờ học để ôn bài
Vì nghi ngờ không có lời giải đáp nên một hôm thầy An đã lén theo dõi 2 nam sinh. Không ngờ rằng, cả 2 lại cùng nhau vào nhà vệ sinh sau mỗi giờ học rất lâu. Thầy An đứng đằng sau theo dõi thì thấy học trò của mình bắt đầu lôi sách vở ra học ngay dưới bóng đèn. Bạn nam học giỏi cứ liên tục giảng lại hết các phần kiến thức cũ và chỉ cho bạn của mình làm bài.
Thấy điều này hết sức kỳ lạ nên thầy An đã tiến đến và hỏi cho rõ ngọn ngành. Thì ra, cứ sau khi hết giờ học thì bác bảo vệ lại đi khoá cửa và không cho học sinh ở lại để bảo quản cơ sở vật chất cũng như việc tiết kiệm.
Lúc đó thì trời cũng đã tối nên không thể ngồi lại sân trường. Mà cậu bạn học kém hơn lại muốn thay đổi bản thân, học thật tốt để thực hiện lời hứa đỗ đại học với người mẹ mới mất của mình. Vì vậy đã nhờ bạn của mình ôn lại những phần kiến thức cũ để học được nâng cao.
Khi lắng nghe lời giãi bày của học trò, thầy An vô cùng xúc động và hối hận vì đã thiếu quan tâm đến hoàn cảnh của học sinh trong lớp để xảy ra tình huống này. Từ đó, thầy An cũng xin với nhà trường cho 2 học sinh được sử dụng phòng học sau giờ học, bên cạnh đó thầy cũng dành thời gian để dạy thêm cho học trò của mình.
Ảnh minh hoạ
Có không ít những hoàn cảnh học sinh gặp khó khăn khi học từ cơ sở vật chất cho đến kiến thức. Từ đó, tạo ra những rào cản trong việc tiếp thu kiến thức mới và làm giảm tinh thần học tập của học sinh. Vì vậy, các thầy cô cũng cần quan tâm và giúp đỡ học sinh trong những hoàn cảnh đặc biệt và lưu ý một số điều sau:
- Quan tâm tới trạng thái, tâm lý của học sinh: Học sinh thường rất hay bị mặc cảm nên không trực tiếp nói về hoàn cảnh của mình. Vì thế, thầy cô cần khéo léo để ý thêm một chút về vẻ bề ngoài cũng như tinh thần của học sinh trong các giờ học để có thể nắm bắt để động viên và giúp đỡ kịp thời.
- Cởi mở, hoà đồng với học sinh: Khi cảm nhận được sự thân thiện, cởi mở của thầy cô thì học sinh sẽ tích cực hỏi những gì bản thân chưa nắm rõ, những lời tư vấn, động viên từ thầy cô. Từ đó, giáo viên vừa kịp thời bổ sung kiến thức cho học sinh, vừa trở thành một người đồng hành đáng tin cậy, cổ vũ tinh thần cho học trò phát triển.
Theo Sohu