Trong "Đạo đức kinh" chương 58, Lão Tử từng nói: "Họa là chỗ dựa của phúc, phúc là chỗ dựa của họa." Phúc và họa tồn tại bên cạnh nhau, biến đổi lẫn nhau; việc xấu có thể mang tới "trái ngọt", việc tốt cũng có thể dẫn tới "trái đắng".
Đây chính là quy luật tồn tại khách quan giữa họa và phúc, không thay đổi vì ý thức chủ quan của bất kỳ cá nhân nào.
Nhưng phúc và họa cũng có quy luật tồn tại chủ quan của nó, đó chính là yếu tố con người, hay nói cách khác "thiện giả thiện báo, ác giả ác báo"!
Trong sách "Cách ngôn liên bích" có 2 câu châm ngôn như sau: Họa phúc không có cửa, người ta tự mời đến cho mình; Thiện ác có báo ứng, như bóng với hình. Nếu lòng ta thiện lương, làm việc tốt, có nghĩa là ta đang tích phúc đức; nếu ta sinh dã tâm, làm việc xấu, chính là đang tích oán họa!
Dưới đây là 2 đặc điểm nổi bật của những người phúc mỏng, dễ gặp tai ương họa hại.
1. Đàm tiếu lỗi lầm của người khác
Sách "Cách ngôn liên bích"có viết: "Họa không gì lớn hơn là nói điều thị phi", nghĩa là: Tai họa lớn nhất của đời người là đàm tiếu chuyện thị phi đúng sai của người khác.
Đại đa số tai họa trong đời người đều là do "lỡ lời" mà nên, nói những lời không nên nói, khiến cho mọi người oán ghét hoặc khiến tai họa tự tìm đến.
Người ta thường nói: Nói nhiều tất nói hớ, họa từ miệng mà ra, bạn nói càng nhiều càng dễ để lộ sai xót.
Quỷ Cốc Tử trong " Trung Kinh" từng nói: Nhiều lời nhiều tật. Hơn nữa, nếu bạn bàn luận trực tiếp thị phi của người khác sẽ dễ đắc tội với họ, dẫn tới nhiều phiền toái.
Tăng Quốc Phiên có câu nói nổi tiếng: Đàm tiếu về sai xót của người khác, nhưng lại biện minh khuyết điểm của mình.
Tự khoe ưu điểm của mình nhưng lại đố kỵ với ưu điểm của người khác. Đây đều là do tâm không sáng, hiểu biết hạn hẹp. Nếu loại bỏ được những điều này thì có thể tu dưỡng đạo đức, tránh xa được thù hận.
Thậm chí sách "Tăng quảng hiền văn" viết: Người nói lời thị phi, ắt là người thị phi. Một người thích đi khắp nơi bàn luận người khác đúng sai, chắc chắn là người thích bới móc, chua ngoa bạc bẽo.
Những người bạc, phúc bạc; người nhân hậu, phúc đẳng hà sa, trời xanh luôn rủ lòng thương đối với người khoan dung nhân nghĩa, vậy nên những người "đàm tiếu thị phi" càng dễ mang về tai họa, bị xếp vào nhóm người "bạc phúc".
2. Vô cớ sinh sự
Sách "Cách ngôn liên bích" viết: Vô cơ sinh sự, chính là bạc phúc; Câu nói này có nghĩa là, những người vô duyên vô cớ sinh sự, bới móc cho có việc sẽ không được hưởng phúc ở đời, càng sống phúc càng mỏng, càng trở nên vô phúc.
Vinh nhục không bận lòng, ung dung tự tại ngắm hoa nở rồi hoa tàn; được mất không để bụng, lặng nhìn mây hợp rồi lại tan.
Đời người khó có được sự bình yên, bình an vô sự chính là phúc, không than vãn oán than chính là đức. Nhưng trong cuộc sống hiện thực, rất nhiều người thích "động", không biết hưởng thụ phúc khí tốt lành mà vô cớ sinh sự, ăn không nói có, không chịu dừng lại, cuối cùng chỉ còn lại hối hận và oán trách.
Có thể, động cơ gây sự của họ là tốt, ví như "vì muốn tốt cho người nhà", "vì muốn tốt cho bạn bè", nhưng cuối cùng lại mang lại một đống phiền phúc, đó gọi là có lòng mà chỉ gây họa.
Làm người phải biết đủ, lúc cần dừng lại thì nên dừng lại, nuôi dưỡng tinh thần, tích lũy nhuệ khí, không được tham lam vô độ, vô cớ sinh sự, đây chính là con đường đến gần với phúc khí! Đời người mười phần có tám, chín phần không như ý.
Người làm có trời chứng giám. Kẻ làm quân tử, trách nhiệm hàng đầu là biết mình nên làm gì và không nên làm gì, có rất nhiều chuyện nằm ngoài tầm kiểm soát của con người, bạn cưỡng cầu càng nhiều, phiền não trong bạn càng tăng.
Vậy nên, họa phúc không có cửa, người ta tự mời đến cho mình, bớt sinh sự vô cớ, tránh phát sinh những tai họa không đáng có, và cũng là để tránh trở thành người "phúc mỏng".
Cổ ngữ có câu: "Thiện chẳng qua là tha thứ, ác chẳng qua là đố kỵ, phúc chính là an yên".
Đức tính tốt đẹp nhất của một con người là biết khoan dung đối đãi với mọi người, phẩm chất xấu xa nhất là đố kỵ người khác. Phúc khí tốt lành thực sự là sống cuộc đời an yên, không tranh giành, không bào biện, không lãng phí thời gian vào những việc vô bổ.
Giàu có nhưng biết đủ, nghèo khó nhưng lạc quan, không bàn luận sai lầm của người khác, không sinh sự vô cớ, đơn giản là chân lý, giản dị là hạnh phúc.