Bà mẹ đơn thân Do Thái Sarah Imas sống ở Thượng Hải là tác giả của cuốn sách nổi tiếng "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" chia sẻ về những kinh nghiệm nuôi dạy con cái của bà. Trong những trang sách của mình, tác giả kiêm người mẹ này đã tiết lộ "bí kíp" giáo dục con cái khiến cho nhiều phụ huynh khác phải ngưỡng mộ.
Được biết, bà Sarah Yimes đã một mình nuôi dạy 2 con trai trở thành tỷ phú trong ngành công nghiệp kim cương và 1 cô con gái trở thành một nhà ngoại giao xuất sắc. Dù thất bại trong hôn nhân, song bà được mệnh danh là bà mẹ thành công khi ươm mầm và dạy dỗ con cái thành tài.
Theo đó, để con cái có được một tương lai tươi sáng, bà mẹ này đã dạy những đứa trẻ của mình những bài học thực tế từ khi còn nhỏ. Trong đó, bài học quan trọng quyết định sự thành bại của con, cũng là nguyên tắc giáo dục mà bà Sarah tâm đắc chính là: Dạy trẻ biết trên đời này không có gì là miễn phí.
Bà Sara và các con.
Trải qua 3 cuộc hôn nhân thất bại, bà Sarah Yimes sinh được hai con trai và một con gái. Sau khi ly hôn, bà mẹ đơn thân cùng ba con chuyển đến Israel để sinh sống. Dù bất đồng ngôn ngữ, hoàn cảnh xa lạ và không có chồng ở bên đỡ đần, song người phụ nữ này vẫn tần tảo, vừa bán nem vừa chăm con, dù vất vả hay mệt nhọc, bà cũng không bao giờ để các con phải phụ giúp.
Sau khi lũ trẻ tan học, bữa tối luôn được bà chuẩn bị sẵn. Một hôm, người hàng xóm Do Thái thấy bà mẹ nuôi con quá vất vả, bèn mắng yêu các con bà Sara: "Các con đã lớn rồi, các con hãy giúp mẹ, thay vì nhìn mẹ các con bận bịu như thế".
Người hàng xóm kể: "Trong gia đình Israel của chúng tôi, trẻ em đều cần phải phụ giúp công việc nhà, và không bao giờ có bữa trưa hay dịch vụ chăm sóc phục vụ miễn phí. Quá mức nuông chiều với con trẻ không phải là yêu thương chúng mà đang làm hại chúng".
Sau khi nghe những lời đó, bà Sarah cảm thấy khó hiểu và cho rằng những đứa trẻ còn quá nhỏ, không cần giúp đỡ bà. Người hàng xóm lại nói: "Tất cả chúng ta đều chỉ là người quản lý con cái, đừng nghĩ rằng mình là mẹ sau khi sinh con ... Chúng ta phải đền tội cho Chúa vì tương lai của con cái chúng ta."
Từ đó, bà Sarah đã thay đổi suy nghĩ và quyết định học hỏi cách nuôi dạy con cái từ người hàng xóm Do Thái của mình. Bà xây dựng một thời gian biểu, phân công cho trẻ phụ giúp một số việc nhà như giặt giũ, nấu nướng, dọn dẹp. Có thể nói nội trợ là môn học bắt buộc đối với trẻ. Người Do Thái quan niệm rằng:
2 tuổi, khi ba mẹ rời khỏi bàn ăn, trẻ có thể tự xúc ăn;
Lên 3 tuổi, khi ba mẹ ra khỏi phòng ngủ, trẻ có thể ngủ một mình;
Lên 5 tuổi, khi cha mẹ ra khỏi phòng tắm, trẻ sẽ biết ranh giới của cơ thể ở đâu;
Lên 6 tuổi, khi cha mẹ ra khỏi phòng của trẻ, trẻ sẽ tự làm bài tập, biết tôn trọng không gian và sự riêng tư của người khác, biết cha mẹ cần được nghỉ ngơi;
Lúc lên 10, cha mẹ có thể tạm rời căn bếp và con trẻ cần học nấu ăn, rửa bát, chăm sóc bản thân và nấu ăn cho cha mẹ khi họ đau ốm.
Sarah học cách giáo dục của người Do Thái, dạy con độc lập về tài chính và tự chủ, cô cho con tham gia vào công việc bán nem và trả công cho chúng. Con trai thứ bán buôn nem cho quán ăn của trường, lãi nhỏ nhưng thu về nhanh và tạo ra lợi nhuận.
Bằng việc cho thưởng thức món chả giò miễn phí, người con trai cả đã giảng bài "Đưa bạn đến Trung Quốc" tại trường với điều kiện phải có vé vào cửa. Sarah cho biết, thật khó tin khi chỉ trong vài ngày, cậu con trai nhỏ vốn chỉ biết ăn bám của cô lại biến thành một doanh nhân Do Thái lém lỉnh.
Bà Sarah cùng con trai.
Dưới sự giáo dục thông minh đó, những đứa trẻ không chỉ nhận ra những vất vả trước đây của mẹ mình mà còn phát hiện ra tài năng kinh doanh ngay từ khi còn nhỏ. Sau này, hai cậu con trai của bà rất giỏi kinh doanh. Chúng vừa kinh doanh vừa hoàn thành chương trình học trung cấp và cao đẳng. Trước 30 tuổi, 2 cậu đã có tài sản hàng tỷ đồng, cô con gái út cũng trờ thành một nhà ngoại giao xuất sắc.
Không chỉ tài giỏi, những đứa con của bà Sarah còn rất hiếu thảo. Sau khi công thành danh toại, họ đã mua cho mẹ mình một căn nhà lớn ở Thượng Hải. Được biết, căn nhà trị giá hàng tỷ này được con trai của Sarah mua năm anh 23 tuổi. Trong mắt các bậc cha mẹ, liệu đây có phải là một điều viển vông?
Có người đặt câu hỏi, tại sao các bậc cha mẹ luôn sống đạm bạc, để dành tiền mua nhà cho con cái mà không bao giờ trau dồi khả năng kiếm tiền để con có thể tự mình mua nhà? Cuốn sách "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" của bà Sarah dường như đã đưa ra câu trả lời:
"Cha mẹ không dành cho con cái quá ít mà là quá nhiều tình yêu thương. Họ không thể chịu đựng nổi khi để chúng trải qua những khó khăn của cuộc sống từ khi còn nhỏ, và họ không biết cách đòi hỏi chúng đúng lúc. Vì vậy, rốt cuộc lại khiến con cái họ một đời vất vả, đòi hỏi họ cả đời! "
( Theo 163.com)