2 bằng Tiến sĩ, có vị thế 'không thể đùa' ở cả Mỹ và Trung Quốc, người đàn ông vẫn quyết định về nước cống hiến: ‘Tôi muốn được làm điều gì đó cho quê hương’

Bạch Linh |

Đây là người đàn ông với học vấn và hành trình nghề nghiệp trải dài khắp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới và có nhiều đóng góp cho Lý thuyết điện toán. Ông là ai?

2 bằng Tiến sĩ, có vị thế 'không thể đùa' ở cả Mỹ và Trung Quốc, người đàn ông vẫn quyết định về nước cống hiến: ‘Tôi muốn được làm điều gì đó cho quê hương’- Ảnh 1.

Nhà khoa học nổi tiếng thế giới

Andrew Chi-Chih Yao (78 tuổi) là nhà khoa học máy tính hàng đầu với học vấn và hành trình nghề nghiệp trải dài khắp hai nền kinh tế lớn nhất thế giới - Trung Quốc và Mỹ.

Từ nhỏ, ông đã có niềm yêu thích đặc biệt với Toán học và Vật lý, ông cũng giành được nhiều giải thưởng liên quan tới Toán thời trung học.

Năm 1967, ông tốt nghiệp ngành Vật lý tại một trường đại học ở Trung Quốc, sau đó học thạc sĩ và tiến sĩ Vật lý tại Đại học Harvard. Sau cuộc gặp gỡ với người bạn năm 1973, ông quyết định học tiến sĩ Khoa học máy tính. Năm 1975, ông lấy bằng tiến sĩ thứ 2 tại Đại học Illinois (Mỹ).

Và hành trình của người đàn ông với “bộ não phi phàm” chưa dừng lại ở đó. Từ năm 1975 - 1981, ông làm trợ lý giáo sư Viện Công nghệ Massachuset (MIT) và Đại học Stanford. Tháng 9/1981, ông được bổ nhiệm làm giáo sư khoa Khoa học máy tính tại Đại học California và quay lại Stanford vào tháng 10/1982.

Đến năm 1998, ông được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ. 2 năm sau, ông trở thành thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Mỹ.

Năm 2000, ông Yao được Hiệp hội Khoa học Máy tính quốc tế (ACM) trao Giải thưởng Turing và cũng là người Trung Quốc đầu tiên nhận được giải thưởng này nhờ những đóng góp nổi bật cho Lý thuyết điện toán.

Quyết định về nước cống hiến

Ông Yao là nhà khoa học máy tính hàng đầu ở Mỹ và nổi tiếng thế giới, nhưng vào năm 2004, ông đã từ chức tại Đại học Princeton và về nước theo lời mời của Đại học Thanh Hoa.

“Tôi trở về vì lòng yêu nước. Tôi mong muốn được đóng góp vào sự phát triển của khoa học và công nghệ Trung Quốc. Tôi muốn được làm điều gì đó cho quê hương”, ông Yao chia sẻ. Ở đỉnh cao sự nghiệp, ông cho biết bản thân muốn trở về để bồi dưỡng những tài năng khoa học máy tính cho Trung Quốc.

2 bằng Tiến sĩ, có vị thế 'không thể đùa' ở cả Mỹ và Trung Quốc, người đàn ông vẫn quyết định về nước cống hiến: ‘Tôi muốn được làm điều gì đó cho quê hương’- Ảnh 2.

Quả thực vậy, kể từ khi về nước, ông đã cống hiến hết mình cho việc giảng dạy và nghiên cứu. Năm 2004, ông thành lập Chương trình đào tạo tài năng Khoa học máy tính (lớp Yao) tại Đại học Thanh Hoa - chương trình đào tạo nhân tài trẻ trong lĩnh vực máy tính hàng đầu Trung Quốc, chỉ tiêu 30 thí sinh/năm. 

Ông sẽ phụ trách việc soạn thảo chương trình giảng dạy, tuyển giáo viên và tham gia tuyển sinh. Ông Yao cũng sẽ trực tiếp giảng dạy với bộ môn Toán ứng dụng máy tính, Mật mã hóa và Điện toán lượng tử.

Được biết, có rất nhiều nhà khoa học máy tính nổi tiếng có làm việc tại các tập đoàn công nghệ hàng đầu như Google, Microsoft,...cũng có tham gia lớp Yao này.

Trên đà thành công, năm 2010, ông tiếp tục thành lập Viện Khoa học Thông tin liên ngành tại Đại học Thanh Hoa. Ông cũng mở thêm lớp nâng cao về AI và thông tin lượng tử.

Ông Yao nhấn mạnh rằng, trong 10-20 năm tới, Trung Quốc có cơ hội rất tốt trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo dự kiến sẽ thay đổi thế giới.

Ở tuổi 78, ông vẫn duy trì làm việc hơn 10 tiếng/ngày, đặc biệt cũng vẫn đam mê nghiên cứu và giảng dạy về Khoa học máy tính. Ông không ngừng tìm kiếm, sáng tạo và học hỏi kiến thức công nghệ mới.

Ông nói bản thân vẫn muốn được cống hiến và làm những thứ mình thích, mình giỏi và đóng góp những điều có ý nghĩa cho đất nước và xã hội trong tương lai.

Tổng hợp

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại