15 năm sau khi phá thai, bà mẹ choáng váng khi phát hiện con vẫn còn trong bụng và hiện tượng bào thai "hóa đá" hiếm gặp

L.T |

Các bác sĩ cũng không khỏi bị sốc khi phát hiện bào thai 4 tháng tuổi tồn tại suốt 15 năm trong bụng người mẹ.

Năm 2015, một bà mẹ ở Ấn Độ đã thu hút sự chú ý lớn của các phương tiện truyền thông và khiến nhiều người kinh ngạc khi phát hiện một bào thai "hóa đá" trong bụng theo cách không ai ngờ.

Người phụ nữ 52 tuổi (giấu tên) sinh sống tại một ngôi làng nhỏ gần Nagpur, ở Maharashtra, phía Bắc Ấn Độ. Năm 2002, người phụ nữ (khi ấy 37 tuổi) phát hiện mình có bầu. 

Bào thai trong bụng cô đã được 4 tháng nhưng gia đình một mực ép cô phải phá thai vì không muốn có thêm đứa trẻ nào nữa. 

Chịu sức ép từ gia đình, người phụ nữ không còn lựa chọn nào khác và buộc phải cầu cứu sự giúp đỡ của bác sĩ.

Những tưởng mọi chuyện sẽ đi vào quá khứ thì khoảng hơn 10 năm sau đó, người phụ nữ liên tục cảm thấy đau bụng âm ỉ nhưng cơn đau không quá dữ dội, chỉ thỉnh thoảng mới quằn quại.

15 năm sau khi phá thai, bà mẹ choáng váng khi phát hiện con vẫn còn trong bụng và hiện tượng bào thai hóa đá hiếm gặp - Ảnh 2.

Người phụ nữ phải chịu những cơn đau âm ỉ trong suốt nhiều năm liền.

Người phụ nữ đinh ninh rằng mình có vấn đề ở đường tiêu hóa nên đến bệnh viện để khám thì bác sĩ không phát hiện được điều bất thường và kê đơn thuốc giảm đau.

Đến khoảng cuối năm 2017, vì không chịu nổi những cơn đau cộng thêm triệu chứng nôn mửa, người phụ nữ đến cầu cứu các chuyên gia y tế tại trung tâm điều dưỡng phẫu thuật Junankar tại thành phố Nagpur. 

Các bác sĩ tiến hành siêu âm nội soi ổ bụng của cô thì phát hiện một "vật thể lạ" tắc nghẽn trong ruột, cản trở hệ thống tiêu hóa hoạt động.

Họ quyết định phẫu thuật gấp để lấy vật thể ra. 

Đến lúc này, tất cả các bác sĩ có mặt ở tại phòng mổ mới sốc nặng khi nhận ra rằng vật thể lạ đó chính là hình hài của một em bé. 

Bác sỹ phẫu thuật nội soi Nilesh Junankar nói: "Đó là một cú sốc cho tất cả mọi người. Sau khi mở bụng bệnh nhân, chúng tôi bàng hoàng nhận ra đó là một đứa trẻ đã hóa đá. 

Điều kỳ lạ là đứa trẻ lại nằm ở phần bụng trên. Tử cung, buồng trứng và ống dẫn trứng của bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đã mãn kinh sau 5 năm phá thai".

15 năm sau khi phá thai, bà mẹ choáng váng khi phát hiện con vẫn còn trong bụng và hiện tượng bào thai hóa đá hiếm gặp - Ảnh 4.

Hình ảnh bào thai "hóa đá" trong bụng người phụ nữ.

Điều đáng nói là vào thời điểm phá thai, bác sĩ khẳng định bào thai đã được đưa ra ngoài nhưng 15 năm sau đứa trẻ đã hình thành đủ các bộ phận cơ thể vẫn còn nằm trong bụng người phụ nữ.

Năm 2015, một cụ bà 90 tuổi người Chile cũng được phát hiện có một bào thai trong bụng. Các bác sĩ ở Chile đã tìm thấy một bào thai trong cơ thể của cụ bà 90 tuổi và dự đoán bào thai này đã có từ 50 năm trước. 

Kết quả siêu âm cho thấy bào thai đã chết lưu trong quá trình mang thai, nặng 2kg và nằm ngoài tử cung của bà cụ.

Lời giải nào cho hiện tượng kỳ lạ "bào thai hóa đá"?

Trường hợp của người phụ nữ Ấn Độ này được gọi là hiện tượng bào thai hóa đá (Lithopedion). Đây là hiện tượng vô cùng hiếm gặp, chỉ có khoảng 300 trường hợp từng được ghi nhận trong vòng 400 năm qua trên toàn thế giới.

Lithopedion xảy ra khi thai nằm trong ổ bụng chết và lâu ngày dẫn đến vôi hóa dần. Thông thường những thai nhỏ chết sẽ thoái triển và được tái hấp thu bởi cơ thể người mẹ. 

Còn nếu thai nhi đã quá lớn, mô thai sẽ tồn tại lâu ngày bên trong cơ thể người mẹ.

15 năm sau khi phá thai, bà mẹ choáng váng khi phát hiện con vẫn còn trong bụng và hiện tượng bào thai hóa đá hiếm gặp - Ảnh 5.

Ảnh minh họa.

Có một số điều kiện nhất định để Litopedion có thể xảy ra:

Thứ nhất, chỉ khi người phụ nữ mang thai ngoài tử cung.

Thứ hai, thai nhi phải lớn hơn 12 tuần tại thời điểm chết bởi nếu thai nhi có kích thước nhỏ hơn có thể được tái hấp thu vào cơ thể mẹ.

Thứ ba, thai nhi chết nhưng không có can thiệp của hành động phá thai.

Một số điều kiện cụ thể khác phụ thuộc vào tình trạng cơ thể người mẹ để cho phép kết tủa và lắng đọng canxi. Những điều kiện này phổ biến hơn ở phụ nữ thuộc các nước Thế giới thứ ba.

Từ thế kỷ thứ 10, trong một tiểu luận của bác sĩ Albucasis đã có nhắc đến hiện tượng mang thai đá.

Thai hóa đá sớm nhất được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ học tại Bering Sinkhole, trên cao nguyên Edwards trong Kerr County, Texas, Mỹ, vào 1100 năm trước Công nguyên. Một mẫu vật mô thai đá đã được tìm thấy ở một địa điểm khảo cổ ở Costebelle, miền Nam nước Pháp vào thế kỷ thứ tư.

Năm 1880, bác sĩ người Đức Friedrich Küchenmeister xem xét 47 trường hợp Lithopedia từ các tài liệu y khoa và xác định ba nhóm:

- Lithokelyphos: Hiện tượng vôi hóa xảy ra trên màng nhau thai, thai nhi không bị vôi hóa.

- Lithotecnon hay true lithopedion: Thai nhi bị vôi hóa sau khi vào khoang bụng, màng nhau thai không bị vôi hóa.

- Lithokelyphopedion: Cả thai nhi và màng nhau thai đều bị vôi hóa.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại