1001 thắc mắc: Vì sao nheo mắt giúp chúng ta nhìn rõ hơn?

Châu Anh |

Mắt là cơ quan tuy nhỏ bé nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đời sống con người. Câu hỏi đặt ra là tại sao hành động nheo mắt lại giúp ta nhìn rõ hơn? Và liệu chúng ta có nên thường xuyên nheo mắt hay không?

Mắt là cơ quan thị giác thực hiện chức năng nhìn, quan sát, thu nhận lại hình ảnh của sự vật, màu sắc để chuyển vào não bộ xử lý và lưu trữ.

Về vị trí, mắt người nằm trong hai lỗ hốc hai bên sống mũi, phía trên có gò lông mày và trán, phía dưới giáp xương má khuôn mặt.

Cấu tạo của mắt được hình thành từ tuần thứ 3 của thai kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thủy tinh thể và các thành phần hoàn chỉnh khác.

Hành động nheo mắt làm thay đổi hình dạng không gian ánh sáng đi qua tạo nên hình ảnh sắc nét trên võng mạc.

Ngoài ra, có một phần nhỏ của võng mạc gọi là fovea có chứa các tế bào hình nón. Nheo mắt giúp thay đổi hình dạng mắt để ánh sáng tập trung vào các fovea, giúp mặt có khả năng nhìn thấy rõ các vật thể.

Ngoài ra khi nheo mắt, ánh sáng từ các hướng khác nhau suy giảm, vô tình kéo các nguồn sáng lại với nhau, tập trung vào vật thể khiến hình ảnh sắc nét.

Nheo mắt bắt nguồn từ thói quen: con người nheo mắt không ý thức, thể hiện sự tập trung, giúp não làm việc hiệu quả và nhìn rõ hơn.

Hành động nheo mắt ở người có liên quan đến bản năng săn mồi của các loài động vật. Thay vì chú trọng vào nhiều thứ khác nhau thì tập trung vào một thứ nhất định, giúp hoạt động săn mồi hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, nheo mắt thường xuyên không tốt cho mắt vì nhãn cầu phải làm việc quá nhiều, tạo áp lực lên thủy tinh thể, thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.

Những điều thú vị về mắt

Cho dù trẻ sơ sinh có làm ồn ào đến mức nào cũng không thể sản sinh ra nước mắt khi chúng khóc được: vì ống dẫn nước mắt chỉ bắt đầu hoạt động khi trẻ được 4 đến 13 tuần tuổi mà thôi.

Cả hai mắt đều có một điểm mù nhỏ nằm ở phía sau võng mạc nơi có gắn các dây thần kinh thị giác, tuy nhiên bạn sẽ không thể nhận ra được vì đôi mắt sẽ hoạt động cùng nhau để lấp đầy điểm mù trong tầm nhìn.

Nếu mắt của bạn màu xanh thì bạn có chung nguồn gốc tổ tiên với mọi người cùng có mắt màu xanh trên toàn thế giới! Khoảng 6.000 - 10.000 năm trước đây, đôi mắt của tất cả mọi người đều là màu nâu cho đến khi có người đột biến gien làm cho đôi mắt của họ màu xanh.

Nếu bạn đeo những chiếc kính đảo ngược hình ảnh, não của bạn sẽ điều chỉnh đúng tầm nhìn và thấy hình ảnh theo hướng đúng thực tế.

Giác mạc của con người rất giống với giác mạc của cá mập nên trong một số trường hợp, người ta dùng giác mạc của cá mập để thay thế trong phẫu thuật mắt người.

Bạn chảy nước mũi khi khóc là do nước mắt chảy xuống mũi đó.

Trong số tất cả các cơ thì cơ điều khiển đôi mắt là hoạt động nhiều nhất. Các cơ giúp mắt di chuyển được là các cơ nhanh và mạnh nhất trong cơ thể: chúng mạnh hơn gấp 100 lần so với cần thiết.

Trung bình mắt chớp 17 lần mỗi phút, 14.280 lần mỗi ngày và 5.2 triệu lần mỗi năm. Khi nói chuyện bạn sẽ chớp mắt nhiều hơn và chớp ít hơn khi bạn xem màn hình máy tính hoặc giấy tờ, đây cũng là lý do khiến mắt dễ mệt mỏi hơn.

Mọi người thường đọc chậm hơn 25 lần khi nhìn chữ trên màn hình máy tính so với nhìn trên giấy.

Đôi mắt con người có thể phân biệt được 500 sắc thái của màu xám.

Tất cả trẻ con vừa sinh ra đều bị mù màu và con trai sẽ dễ mắc chứng mù màu hơn con gái.

Công nghệ quét võng mạc đang trở nên phổ biến và ngày càng được sử dụng nhiều cho các mục đích an ninh: một dấu vân tay có 40 đặc điểm độc đáo, trong khi một mống mắt có đến 256 đặc điểm.

Đồng tử sẽ tăng kích cỡ khi ta chịu cảm xúc mạnh, ví dụ như sự cuốn hút, giận dữ và thích thú. Con ngươi của đôi mắt mở to đến 45% khi chúng ta nhìn vào người mình yêu.

Mắt có khả năng phục hồi đáng kinh ngạc: Nó có thể lọc bụi bẩn và làm lành vết trầy xước giác mạc trong vòng 48 tiếng.

Mắt là cơ quan phức tạp thứ 2 trong cơ thể, chỉ sau bộ não.

Chức năng của nước mắt là để giữ cho mắt sạch, nhưng các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lý do tại sao chúng ta khóc khi buồn.

Người ta nói "trong chớp mắt" bởi nó là cơ nhanh nhất trong cơ thể. Một cái chớp mắt thường kéo dài 100-150 mili giây, có thể chớp mắt năm lần trong một giây và trung bình mỗi năm chúng ta chớp mắt 5.2 triệu lần.

Mắt chúng ta có thể nhận ra 10 triệu màu sắc, nhưng không thể nhận ra tia cực tím hoặc tia hồng ngoại.

Khoảng một nửa bộ não được sử dụng cho mục đích nhìn, chứ không phải với đôi mắt. Trong nhiều trường hợp, nhìn mờ hay kém không phải tất cả là do mắt. Do có thể một cái gì đó đi sai trong vỏ não thị giác của bộ não.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại