1001 thắc mắc: Vì sao Dơi lưỡi dài là nhà vô địch tiêu hoá thức ăn?

Châu Anh |

Dơi lưỡi dài được biết đến là loài động vật có vú nhỏ nhất trên thế giới, với khối lượng cơ thể chưa đến 10g, và là loài có tốc độ tiêu hoá thức ăn nhanh nhất thế giới.

Loài động vật sinh hoạt về đêm có chiếc lưỡi dài ấn tượng này sinh sống chủ yếu ở vùng Nam và Trung Mĩ. Chỉ vài phút sau khi ăn (chủ yếu là phấn hoa bởi loại thực phẩm này rất giàu đường), chúng đã có thể hấp thụ được 100% giá trị năng lượng phần thức ăn của mình.

Đó là do thói quen ăn uống của chúng. Loài dơi này không ngừng bay ngay trong khi liếm, mút phấn hoa (giống loài chim ruồi). Vì thế chúng cần giải phóng nguồn năng lượng từ thức ăn càng nhanh càng tốt để có thể duy trì quá trình vận động liên tục của mình.

Dơi gây nhiễu sóng âm thanh để tranh giành "miếng ăn"?

Các sinh vật sống trong tự nhiên đều cố gắng đạt được lợi thế khi tìm kiếm bữa ăn tiếp theo. Một số động vật sử dụng kích thước để mang đến lợi thế, trong khi một số khác dựa vào tốc độ hoặc khả năng tạo ra âm thanh đe dọa.

Dơi thường hoạt động và săn bắt vào ban đêm. Chúng ăn những con mồi nhỏ và yên tĩnh, như sâu bướm và những côn trùng khác.

Khi tìm thức ăn, dơi phát ra một loạt các âm thanh có cường độ sóng âm cao vào trong bóng tối và nhận lại các phản xạ khi chạm vào vật.

Khi một con dơi nghe thấy tiếng vang, nó biết một vật gần đó và di chuyển đến gần vật, gửi ra nhiều sóng thăm dò hơn. Khi cường độ sóng âm phản hồi gia tăng, dơi biết rằng nó đang ở rất gần con mồi và tiếp tục phát ra sóng âm cho đến khi bay đến chạm mục tiêu và bắt con mồi.

Quá trình tìm kiếm vị trí của mục tiêu bằng cách nghe tiếng vọng của sóng âm được gọi là "echolocationa" – phương pháp định vị bằng tiếng vang.

Các nhà khoa học của Trường Đại học Wake Forest (Mỹ) đã sử dụng các hệ thống âm thanh và video để quan sát hành vi của các con dơi khi chúng sử dụng sóng âm để kiếm ăn. Họ nhận thấy rằng những con dơi cũng có thể sử dụng sóng âm của chúng cho các mục đích thù địch và cạnh tranh.

Họ quan sát những con dơi Mexico khi chúng săn bướm hổ, một món ăn ưa thích của loài này. Họ phát hiện ra rằng những con dơi đã phát ra một âm thanh cụ thể để can thiệp vào kết quả của việc săn mồi bằng sóng âm của các con khác.

Các nhà khoa học gọi đây là quá trình quét nhiễu. Cuộc nghiên cứu kết luận rằng dơi phát ra âm thanh này một cách cố ý để làm nhiễu quá trình săn mồi của những con dơi khác và tạo ra lợi thế cho riêng mình.

Trong thế giới tự nhiên, sóng âm và định vị bằng sóng âm không chỉ dành cho loài dơi - các động vật có vú như cá heo và cá voi khác cũng sử dụng nó để tìm đường đi của chúng. Và con người cũng đã áp dụng công nghệ bắt chước quá trình này, ví dụ các tàu thường xuyên sử dụng sóng âm để giúp họ điều hướng trong vùng nước tối và để khám phá những gì có bên dưới mặt nước.

Sóng âm có thể giúp xác định sự hiện diện của một con tàu khác, một trở ngại nguy hiểm hay các con vật dưới nước. Trong chiến tranh, sóng âm có thể giúp phát hiện ra tàu ngầm của địch hoặc gây nhiễu cho các con tàu khác.

Mỗi đêm, dơi ăn bao nhiêu con muỗi?

Tới nay đã có hơn 100 loài dơi được phát hiện ở Việt Nam (chiếm khoảng 10% tổng số loài dơi được biết đến trên toàn thế giới). Riêng tại khu vực vườn quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), cho đến nay đã có 22 loài dơi được phát hiện.

Trong số này có những loài dơi được đánh giá là đang bị đe dọa trên phạm vi toàn cầu, cụ thể: dơi nếp mũi nhỏ (Hipposideros turpis) là loài hiện rất phổ biến ở Cát Bà nhưng vô cùng hiếm gặp ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới.

Ngoài ra, kết quả điều tra thực địa cũng ghi nhận được những loài có kích thước từ rất nhỏ đến trung bình. Song đáng chú ý hơn cả là loài dơi thuộc giống Pipistrellus có đặc điểm khác lạ hẳn so với tất cả những loài dơi hiện biết ở VN.

Đó là chưa kể đến một số loài dơi có những đặc điểm hình thái rất ấn tượng như các loài thuộc giống dơi móng ngựa (Rhinolophus), dơi chó Ấn (Cynopterus sphinx)...

Kết quả của một số nghiên cứu khoa học cho thấy hằng đêm, mỗi con dơi có thể ăn một khối lượng muỗi bằng khoảng một nửa trọng lượng cơ thể chúng. Mỗi đêm, một con dơi cỡ trung bình có thể ăn khoảng 5.000 con muỗi. Như vậy, hàng triệu con dơi hoạt động trong đêm có thể ăn hàng tỉ côn trùng gây hại cho con người.

Dơi săn đêm bằng định vị sóng âm. Clip nguồn youtube

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại