Gấu xám Bắc Mỹ (tên khoa học Ursus arctos horribilis) có nhiều tên gọi khác nhau, như gấu đầu bạc, gấu xám, hoặc gấu nâu Bắc Mỹ. Đây là một phân loài của gấu nâu (Ursus arctos) thường sống ở vùng núi cao ở miền Tây Bắc Mỹ.
Tuy có thân hình to lớn, có vẻ ì ạch và nặng nề nhưng gấu xám Bắc Mỹ lại là loài nhanh nhẹn đến đáng ngạc nhiên. Chúng có thể đạt tới vận tốc 48 km/h, thậm chí nhanh hơn thế.
Dù được xếp là động vật ăn thịt nhưng chế độ ăn uống của gấu xám lại rất đa dạng. Chúng ăn cả thực vật như cỏ, hoa màu, chồi non, quả mọng. Thậm chí, chúng còn ăn cả bướm đêm để thỏa mãn nhu cầu thực phẩm rất cao của mình.
Đặc biệt, chúng rất thích cá hồi, chồn, chim, thỏ rừng và sóc, đôi khi tấn công cả những con thú lớn hơn như cừu , nai sừng tấm, tuần lộc, dê núi, bò xạ hương, bò rừng bizon.
Gấu xám là loài động vật rất dễ bị kích động và tấn công con người. Chúng là thủ phạm gây ra rất nhiều ca tử vong bằng cái tát cực mạnh và cú cắn với lực cực mạnh.
Gấu xám phân bố rộng khắp Bắc Mỹ nhưng ngày nay, đa số chúng sống ở các vườn quốc gia tại hai nước Mỹ và Canada, tiêu biểu là vườn quốc gia Yellowstone.
Vì sao gấu xám hay cọ lưng vào thân cây?
Các nhà nghiên cứu từng đưa ra nhiều giả thuyết vì sao gấu xám Bắc Mỹ thường cọ mình vào thân cây. Một số người lập luận các con cái làm vậy khi chúng dễ thụ thai nhất, trong khi giả thuyết khác nói rằng gấu đang gãi ngứa trên lưng, hoặc cố gắng phủ nhựa cây lên mình để xua đuổi côn trùng.
Tuy nhiên, nghiên cứu kéo dài 2 năm mới đấy cho gấu thường cọ lưng vào những cái cây quen thuộc từ đời này qua đời khác.
“Gấu đực trưởng thành hay cọ lưng vào cây nhất, và chúng thường di chuyển từ thung lũng này sang thung lũng khác trong các lộ trình lớn, đánh dấu các cây khi chúng đi, trong khi tìm kiếm những bạn tình", nhà sinh thái học Owen Nevin từ Đại học Cumbria, Mỹ, người thực hiện nghiên cứu, cho biết.
Nevin cũng cho rằng bằng cách đánh dấu mùi của mình lên thân cây, gấu đực sẽ biết những con khác rõ hơn, và có thể giảm các vụ ẩu đả giữa các chàng trong việc tìm kiếm con cái.
Gấu con chà xát lưng vào cây khi một con đực cố gắng tách chúng ra khỏi mẹ (gấu đực đôi khi giết chết con của một con cái để có cơ hội giao phối với nó).
Có thể nếu bắt gặp thứ mùi thân thuộc, chúng sẽ được an toàn hơn. Vì những con có họ hàng thường có mùi tương tự nhau, và chúng cũng ít hung hãn với nhau hơn.
Các nhà khoa học kết luận, không phải vì ngứa lưng không chịu nổi mà những chú gấu xám Bắc Mỹ chà mình vào thân cây. Chúng làm vậy vì muốn trò chuyện với con khác.
1001 thắc mắc: Lí do gì khiến gấu xám hay chà sát lưng vào cây?
Gấu xám Bắc Mỹ săn cá hồi. Clip nguồn youtube