1001 thắc mắc: Không phải chúa tể đại bàng, loài chim nào bay cao nhất thế giới?

CHÂU ANH |

Không phải 'Chúa tể bầu trời' – đại bàng, hay chim ưng, một loài chim thuộc nhóm kền kền mới là nhà vô địch về bay cao.

Kền kền hay Kên kên là tên gọi chung của một nhóm các loài chim ăn thịt và ăn xác chết, sống ở các châu lục, ngoại trừ châu Nam Cực và châu Đại Dương. 

Một trong những đặc điểm của kền kền là đầu thường trọc, không có lông do tập quán ăn thịt xác chết bằng cách thò cả đầu vào xác con vật để ăn thịt nên đầu bị dính máu và dịch xác con mồi nếu có lông thì sẽ bị dính và khó làm sạch. Đặc điểm này giúp kền kền rửa sạch đầu nhanh chóng ở các con sông gần đấy.

Kền kền được chia làm 2 nhóm. Kền kền ở thế giới cũ ở châu Phi, châu Á và châu Á thuộc họ Accipitridae - họ này bao gồm cả Đại bàng, Diều hâu, Ó cá, Ác là. Chúng tìm xác chết bằng cách nhìn bằng mắt. Loài kền kền ở Tân Thế giới về vẻ bề ngoài không liên quan một chút nào đến họ Accipitridae nhưng thuộc họ Cathartidae gần gũi với loài cò. 

Nhiều loài thuộc họ này có khứu giác tốt, không giống như chim săn mồi bình thường. Sự tương đồng giữa hai loại kền kền kể trên là do sự tiến hóa hội tụ hơn là quan hệ gần gũi.

Kền kền ít khi tấn công một con thú khỏe mạnh nhưng có thể giết chết những con bị thương hay bị bệnh. Khi xác con mồi có lớp da quá dày với mỏ kền kền thì chúng sẽ chờ những loài ăn xác thối lớn hơn tới ăn trước. 

Chúng nuốt ngấu nghiến thức ăn khi thức ăn còn thừa thãi cho đến lúc diều căng phồng và ngồi xuống và ngủ hoặc gật gù như ngủ để tiêu hóa thức ăn. Chúng không tha thức ăn cho những con chim non của chúng mà ọe ra từ diều để nuôi con. Loài chim này giúp làm sạch môi trường, đặc biệt là ở những xứ nóng.

Gyps rueppellii là một loài chim trong họ Accipitridae. Loài kền kền này có thể được tìm thấy trên khắp vùng Sahel của miền trung châu Phi. Dân số hiện tại là 30.000 cá thể đang giảm do mất môi trường sống, ngộ độc ngẫu nhiên và các yếu tố khác. 

Kền kền Rüeppell được đặt theo tên của Eduard Rüppell, một nhà thám hiểm người Đức, nhà sưu tập và nhà động vật học thế kỷ 19. Kền kền của Rüeppell được coi là loài chim bay cao nhất, với bằng chứng xác nhận về một cá thể bay ở độ cao 11.300 m so với mực nước biển.

Trong khi đó, Đại bàng - loài chim săn mồi cỡ lớn, được mệnh danh là "chúa tể bầu trời" sinh sống ở nơi núi cao và rừng nguyên sinh. Đại bàng được đánh giá rất mạnh và hùng dũng. Nhưng chúng cung chỉ bay cao nhấtcũng chỉ khoảng 5000 m.

Kền kền cathartes aura – Khứu giác tinh nhạy

Kền kền cathartes aura có thể dùng khứu giác để kiếm mồi, không như họ hàng kền kền đen của chúng. Các nhà khoa học sau này phát hiện ra một số loài kền kền khác như loài kền kền cathartes aura có thể dùng khứu giác để tìm kiếm đồ ăn.

Có một điều thú vị là vào thập niên 1930, các kĩ sư dầu mỏ ở Texas (Mỹ) đã lợi dụng khứu giác tinh nhạy của loài này để phát hiện các kẽ nứt trên ống dẫn dầu. Họ bơm một hóa chất thơm vào ống dẫn dầu và nếu có khe hở, những con kền kền cathartes aura sẽ bay quanh đó, báo cho các kĩ sư biết nơi gặp sự cố.

Tại sao kền kền ăn xác thối mà không bị bệnh?

Một nghiên cứu mới phát hiện, mặt và ruột già của kền kền phủ đầy các vi khuẩn độc hại đối với hầu hết các sinh vật khác. Tuy nhiên, loài chim này đã tiến hóa đường ruột khỏe mạnh, giúp chúng không phát bệnh vì tiêu hóa thịt thối rữa.

1001 thắc mắc: Không phải chúa tể đại bàng, loài chim nào bay cao nhất thế giới? - Ảnh 1.

Trong phân tích đầu tiên đối với các vi khuẩn cư trú trên và trong cơ thể kền kền, các nhà nghiên cứu nhận thấy, loài chim ăn xác thối chứa đầy vi khuẩn Fusobacterium phân hủy thịt và vi khuẩn Clostridia độc hại. Khi những vi khuẩn này phân hủy một xác chết, chúng tiết ra các hóa chất độc hại khiến xác chết trở thành món ăn đầy nguy hiểm đối với hầu hết động vật.

Trong khi đó, kền kền thường chờ tới khi quá trình thối rữa định hình, giúp chúng dễ tiếp cận hơn với các động vật chết có lớp da dai. Hơn thế nữa, chúng cũng thường bắt đầu ăn dần xác thối từ phần hậu môn để hưởng trọn bộ lòng. Món ăn của kền kền do đó chứa đầy phân và vi khuẩn độc hại, nhưng chúng dường như miễn nhiễm với các vi trùng nguy hiểm chết người này.

Kền kền râu – Loài chim duy nhất biết dùng đá đập vỡ xương động vật

Khác với các loài kền kền khác cùng họ với mình chỉ ăn xác thối đơn thuần, loài kền kền râu còn có một khả năng đặc biệt và thông minh hơn rất nhiều là khả năng dùng đá đập vỡ xương của động vật để làm thức ăn.

1001 thắc mắc: Không phải chúa tể đại bàng, loài chim nào bay cao nhất thế giới? - Ảnh 2.

Kền kền râu.

Kền kền râu là một loài chim ăn thịt lớn trong tự nhiên, chúng có chiều dài lên đến 1,2 m và sải cánh lên tới 3m cùng với đó là bộ lông vô cùng sặc sỡ. Với kích thước khổng lồ như thế này, kền kền râu là loài săn mồi trên không lớn nhất trên Trái Đất và cũng là một trong những loài nguy hiểm nhất.

Kền kền râu sinh sống trên các vách núi cao ở phía Nam châu Âu, Nam Phi, Bắc Phi, Tây Tạng Và Ấn Độ. Chúng thường sinh sản vào mùa thu, số lượng trứng đẻ mỗi lần là từ 1-2 quả. Trứng sẽ nở vào mùa xuân. Chúng có đuôi hình thoi; đây được xem là điểm bất thường đối với một loài chim săn mồi.

Cũng giống như các loài kền kền khác, kền kền râu cũng chủ yếu ăn xác thối; tuy nhiên thi thoảng chúng cũng ăn những con mồi còn sống. Kền kền râu đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch dãy Alps vì chúng tân dụng cả xác thối và xương động vật làm thức ăn cho mình.

Điểm khác biệt giữa kền kền râu với anh em cùng họ là trí thông minh. Chúng là loài chim duy nhất trong tự nhiên biết cách đập vỡ những mảnh xương động vật để có thể ăn phần tủy đầy dinh dưỡng bên trong.

Để có thể làm được điều này, kền kền râu sử dụng một phương pháp rất hữu hiệu: “Mang những miếng xương lên trên không trung rồi thả chúng xuống những vách đá phía dưới. Lực va chạm với tốc độ cao như vậy sẽ khiến miếng xương vỡ ra thành từng mảnh và công việc cuối cùng là chúng thưởng thức bữa ăn ngon lành.”

Đây là điểm khác biệt lớn nhất làm nên sự đặc biệt cho kền kền râu. Ngoài ra, trong tự nhiên một số loài linh trưởng như khỉ hay tinh tinh cũng có thể dùng đá đập vỡ thân cây để bắt côn trùng hay đập vỡ vỏ quả để ăn phần hạt mềm bên trong.


Top loài chim bay cao nhất

Hạc trắng, 4.800 m

Chim thần ưng Andes - Kền kền khoang

Vịt cổ xanh - Le le, 6.400 m

Kền kền râu, 7.300 m

Quạ mỏ vàng - Quạ núi mỏ vàng, 8.000 m

Thiên nga lớn, 8.200 m

Ngỗng Ấn Độ - Ngỗng ba sọc, 8.800 mSếu cổ trắng - Sếu Á-Âu, 10.000 m

Kền kền Gyps rueppellii, 11.300 m

 Clip nguồn youtube

1001 thắc mắc: Không phải chúa tể đại bàng, loài chim nào bay cao nhất thế giới?


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại