100.000 con cá vừa chết thảm trên Đại Tây Dương, xác nổi trắng vùng biển rộng 3.000 mét vuông

BẢO NAM |

Thủ phạm là FV Margiris, con tàu đánh cá lớn thứ hai trên thế giới.

Một siêu tàu vận tải thuộc sở hữu của Hà Lan đã khiến hơn 100.000 con cá chết trên Đại Tây Dương, khu vực ngoài khơi bờ biển Pháp vào hôm thứ Năm tuần trước. Thủ phạm là FV Margiris, con tàu đánh cá lớn thứ hai trên thế giới.

Nhóm bảo tồn động vật biển Sea Shepherd France cho biết, những hình ảnh về thảm họa cho thấy một thảm cá tuyết xanh chết trải dải (cá tuyết xanh là một loài phụ của cá tuyết, thường được sử dụng để sản xuất cá tẩm bột) bao phủ diện tích bề mặt hơn 3.000 mét vuông.

100.000 con cá vừa chết thảm trên Đại Tây Dương, xác nổi trắng vùng biển rộng 3.000 mét vuông - Ảnh 1.
100.000 con cá vừa chết thảm trên Đại Tây Dương, xác nổi trắng vùng biển rộng 3.000 mét vuông - Ảnh 2.

Bộ trưởng phụ trách các vấn đề hàng hải và nghề cá của Pháp, Annick Girardin, gọi những hình ảnh này là "gây sốc". Trong một chia sẻ trên Twitter, Bộ trưởng cho biết bà đã ra lệnh cho cơ quan giám sát đánh bắt cá quốc gia của Pháp bắt đầu một cuộc điều tra.

Ủy viên EU về Môi trường, Đại dương và Thủy sản cũng cho biết trên Twitter rằng Ủy ban EU, cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu, cũng đang mở một cuộc điều tra.

Theo một tuyên bố từ nhóm công nghiệp đánh cá PFA, đại diện cho chủ sở hữu của tàu đánh cá nói trên, cho rằng sự cố là do lưới của tàu đánh cá bị đứt.

"Đây là một điều rất hiếm khi xảy ra", PFA nói thêm.

100.000 con cá vừa chết thảm trên Đại Tây Dương, xác nổi trắng vùng biển rộng 3.000 mét vuông - Ảnh 4.
100.000 con cá vừa chết thảm trên Đại Tây Dương, xác nổi trắng vùng biển rộng 3.000 mét vuông - Ảnh 5.

Nhưng Sea Shepherd France, đơn vị chia sẻ những hình ảnh ban đầu về thảm họa, đã cáo buộc con tàu này cố ý xả cá chết xuống biển một cách cố ý và bất hợp pháp. Nhóm này cho biết họ tin rằng con tàu đã dàn dựng vụ đứt lưới vì họ muốn đổ bỏ một loại cá mà họ không muốn chế biến - một hành vi bị cấm theo các quy tắc đánh bắt của Liên minh châu Âu.

Những tàu đánh cá quy mô như Margiris thường sử dụng lưới kéo khổng lồ để bắt cá và sau đó chế biến chúng trên tàu. Các nhà bảo vệ môi trường chỉ trích hoạt động này vì họ nói rằng nó làm cạn kiệt nguồn cá và gây thiệt hại cho sinh vật biển.

"Nó không chỉ tác động đến quần thể cá mà cũng có tác động đến những loài săn mồi, như cá heo, bởi vì loài cá mà những siêu tàu đánh cá này đang đánh bắt là thức ăn chính của các loài săn mồi. Về cơ bản, chúng ta đang khiến cá heo chết đói", Lamya Essemlali, chủ tịch của Sea Shepherds France nói.

Tàu Margiris, thuộc sở hữu của công ty Hà Lan Parleviliet & Van der Plas và căng buồm dưới cờ của Lithuania, đã buộc phải rời khỏi vùng biển Australia vào năm 2012 sau khi bị các nhà bảo vệ môi trường phản đối hoạt động.

Tham khảo BI


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại