Dạo biển, chạm trán 'cục thạch' mềm mọng biết di chuyển: Chuyên gia lập tức ra cảnh báo

Nguyệt Phạm |

Thứ mà người này tìm thấy là gì vậy?

Một chàng trai bản địa trong lúc đi dạo biển tình cờ tìm thấy vô số "cục thạch" trên bãi cát. (Ảnh: Kknews)

Một chàng trai bản địa trong lúc đi dạo biển tình cờ tìm thấy vô số "cục thạch" trên bãi cát. (Ảnh: Kknews)

Ryan Rustan – Một chàng trai bản địa đang đi dọc theo bãi biển ở phía Tây California, Mỹ thì bắt gặp rất nhiều "cục thạch" màu hồng trên bãi cát gần đó. Ryan cảm thấy rất tò mò, chúng là động vật hay thực vật và từ đâu tới.

Chàng trai liền chụp một vài bức ảnh về những vật thể bí ẩn này và chia sẻ lên Facebook rằng: "10 năm nay tôi thường xuyên đi dạo trên bãi biển nhưng chưa từng gặp thứ kỳ lạ như vậy. Đây là lần đầu tiên tôi thấy chúng, trông chúng cứ như những 'cục thạch' ấy, khi chạm vào cảm giác mềm mọng, chúng có màu vàng cam còn có một khối đỏ bên trong. Liệu chúng có phải là một loại sứa biển mới hay trứng của con gì không?"

Dạo biển, chạm trán cục thạch mềm mọng biết di chuyển: Chuyên gia lập tức ra cảnh báo - Ảnh 1.

Theo chàng trai, những "cục thạch" này nằm la liệt trên bãi cát với số lượng lớn. (Ảnh: Kknews)

Ngay sau đó, một người dùng Facebook khác, anh Dan Coursey cũng chia sẻ bức ảnh tương tự và trả lời rằng: "Tôi cũng gặp những vật thể này trên bãi biển nhưng theo tôi thấy chúng là một loại sinh vật. Bởi tôi thấy chúng có thể di chuyển trên cát, chứng tỏ nó là động vật. Tuy nhiên khi chạm vào chúng, tôi không bị đốt nên chúng không phải là sứa. Chúng có vẻ ngoài nhìn như những "cục thạch" vậy chắc là bọn trẻ con sẽ rất thích nhưng tôi luôn băn khoăn liệu chúng có hại không?"

Cuối cùng Matt Bracken – Phó giáo sư sinh vật biển thuộc khoa Sinh thái và Sinh học Tiến hóa của Đại học California tại thành phố Irvine đã giúp chàng trai và mọi người giải đáp câu hỏi hóc búa này. Ông cho biết chúng thực chất là hải sâm. Theo phó giáo sư, do thời gian gần đây có nhiều cơn bão ập tới nên các bãi cát bị thay đổi khiến cho những con hải sâm này bị lộ ra.

Dạo biển, chạm trán cục thạch mềm mọng biết di chuyển: Chuyên gia lập tức ra cảnh báo - Ảnh 2.

Những "cục thạch" này có thể di chuyển rất chậm. (Ảnh: Kknews)

Tuy nhiên ông cũng nhắc nhở mọi người rằng đây là loại hải sâm mới được phát hiện nên tuyệt đối không nên ăn để tránh bị trúng độc và cũng không được tùy tiện chạm vào chúng. 

Dù ở nhiều nơi, hải sâm được chế biến thành nhiều món ăn nhưng ông vẫn khuyến cáo mọi người cần cẩn trọng trước khi các nhà khoa học có kết luận chính xác.

Hải sâm có tên tiếng Anh là Sea cucumber, có tên khoa học là Stichopus japonicus selenka. 

Hải sâm là tên gọi chung của một nhóm động vật biển thuộc lớp Holothuroidea. Chúng thường sống ở các thảm san hô chết hoặc dưới đáy cát, thường được tìm thấy nhiều nhất ở độ sâu 2 đến 5m.

Dạo biển, chạm trán cục thạch mềm mọng biết di chuyển: Chuyên gia lập tức ra cảnh báo - Ảnh 4.

Theo chuyên gia sinh vật biển, những "cục thạch" này là một loại hải sâm mới được tìm thấy. (Ảnh: Kknews)

Trong Đông y cho rằng hải sâm có tính ấm nên có tác dụng bổ thận ích tinh, sát khuẩn, dưỡng huyết, nhuận táo, được dùng để trị chứng huyết hao tổn, hư nhược, liệt dương, di tinh, mộng tinh, táo bón, lỵ kinh niên. Chúng được mệnh danh là "Nhân sâm của biển cả". Về phương diện thực phẩm, thịt hải sâm được coi là một món ăn cao lương mỹ vị nổi tiếng của phương Đông. Hải sâm thường được sử dụng trong cung đình.

Tuy hải sâm quý và tốt nhưng như đã nêu ở trên, hải sâm không phải loài nào cũng ăn được. Các nhà khoa học cho biết hải sâm có đến 1.100 loài và có tới 30 loài có chứa độc tố vì thế người dùng cần vô cùng thận trọng trước khi quyết định sử dụng chúng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại