Các nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới tiếp tục là Mỹ, Nga và Trung Quốc. Trong bảng xếp hạng những nước xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới trong nhiều năm qua còn có hàng loạt các cường quốc Phương Tây, Isarel, Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ và Canada.
Tuy nhiên, còn hàng chục quốc gia khác trên thế giới cũng tham gia bán thiết bị quân sự và vũ khí ở nhiều mức độ khác nhau. Trang điện tử "Gazeta.ru" đã nghiên cứu những thông tin về các hợp đồng bán vũ khí giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015 và phát hiện được 10 bản hợp đồng cung cấp vũ khí thú vị nhất.
1. Súng cối Nga được xuất khẩu từ Albania sang Burkina-Faso
Các nhà phân tích của Viện Nghiên cứu các vấn đề thế giới Stockholms (SIPRI), có uy tín trong lĩnh vực vũ khí, trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015, đã ghi nhận duy nhất một hợp đồng cung cấp vũ khí do Albania thực hiện. Quốc gia nằm ở bán đảo Bancan này đã bán cho Burkina-Faso 12 khẩu súng cối dã chiến 120mm mẫu thiết kế năm 1943 của Liên Xô.
Loại súng này đã không được quân đội các nước thuộc khối Xã hội chủ nghĩa sử dụng gần 30 năm, tuy nhiên đối với Uagadugu (Thủ đô của Burkina-Faso), những khẩu súng cối này là rất cần thiết cho quân đội vào năm 2011, khi bản hợp đồng được ký kết.
Hợp đồng này cho thấy một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh vũ khí hiện đại: Các nước trước đây từng nhận vũ khí từ Liên Xô thì bây giờ đang triển khai hoạt động cải tiến hoặc cắt giảm các lực lượng vũ trang của mình và bán các loại vũ khí lỗi thời cho những nước thế giới thứ ba.
Vào đầu năm nay, "Gazeta.ru" đã từng đưa tin về việc Tirana (Thủ đô của Albania) bán rẻ các máy bay tiêm kích và trực thăng đã lỗi thời của Liên Xô. Chính quyền Albania muốn thu được khoảng 435.000 Euro từ việc này.
Albania thực hiện việc mua vũ khí rất khiêm tốn nhưng có lựa chọn: Trong vòng vài năm gần đây, nước này đã mua một số máy bay của Pháp và Đức.
2. Máy bay hạng nhẹ từ quần đảo Bahamas sang Đan Mạch
Hợp đồng mua vũ khí kỳ lạ nhất của các nước Châu Âu: vào năm 2015, Đan Mạch đã mua của Quần đảo Bahamas một chiếc máy bay hạng nhẹ đã qua sử dụng Britten-Norman Islander do Anh sản xuất.
Ảnh: Máy bay Britten-Norman Islander của Không quân Đan Mạch.
Quân đội Quần đảo Bahamas không có bộ binh và không quân, chỉ có lực lượng hải quân với quân số vào khoảng chưa tới 6 nghìn người. Đối với hạm đội, quốc gia này mua số lượng không nhiều các tàu chiến do Hà Lan sản xuất.
3. Máy bay cường kích dành cho Salvador
Lô hàng bao gồm 10 chiếc máy bay cường kích đã qua sử dụng được Chile bán cho Salvador vào năm 2014. Santiago (thủ đô của Salvador) đã bỏ ra số tiền gần 8,6 triệu USD cho lô hàng duy nhất này trong vòng vài năm trở lại đây.
Theo những thông tin công khai, Salvador quan tâm chủ yếu tới các máy bay của Mỹ: hợp đồng thứ hai được ghi nhận chính là lô hàng máy bay trực thăng hạng nhẹ MD-500E từ Mỹ vào năm 2012, và Salvador nhận lô hàng này gần như miễn phí vì các máy bay này được Mỹ tài trợ trong khuôn khổ thỏa thuận hỗ trợ lẫn nhau giữa hai nước.
Chile, dù rất khiêm tốn trong hoạt động bán vũ khí nhưng lại rất tích cực trong vai trò người mua. Họ mua các thiết bị quân sự và vũ khí của Brasil, Canada, Phần Lan, Pháp, Đức, Ai-len, Isarel, Ý, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ.
4. Súng cối của Estonia viện trợ cho Bagdad
Vào năm 2015, Estonia đã cung cấp các súng cối 120mm mẫu thiết kế năm 1943 cho Iraq. Bản hợp đồng này cũng giống với hợp đồng bán súng cối từ Albania cho Burkina-Faso, nhưng sau đó 4 năm. 12 khẩu súng cối mẫu thiết kế Thế chiến thứ Hai đã qua sử dụng được chuyển từ Tallin (thủ đô của Estonia) tới Bagdad.
Hợp đồng này được thực hiện trong khuôn khổ hình thực viện trợ của các nước Phương Tây dành cho Iraq. Từ giờ, những khẩu súng cối này sẽ được sử dụng trong các chiến dịch chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
Sự việc này cho thất một điều rất trớ trêu: được biết, quân khủng bố tại Syria và Iraq hoàn toàn sử dụng các loại vũ khí do Liên Xô sản xuất, trong đó có cả các súng cối.
5. Trực thăng chiến đấu của Hungari bán cho Ethiopia
Ít ai có thể thấy được sự liên quan giữa Hungari và Ethiopia ngoài hợp đồng cung cấp vũ khí của Liên Xô. Vào năm 2013, Budapest đã bán cho Addis-Abebe (thủ đô của Ethiopia) 12 trực thăng chiến đấu Mi-24V (cũng nổi tiếng như Mi-35).
Được biết, Mi-24 là một trong những trực thăng chiến đấu phổ biến nhất trên thế giới. Nó đang phục vụ trong quân đội của hàng chục quốc gia, bao gồm cả những nước tham gia khối NATO như Ba Lan, Bungari và Cộng hòa Séc. Hungari cũng giữ lại cho mình một vài chiếc trực thăng loại này.
Ethiopia rất tích cực trên thị trường vũ khí: trong năm 2009 nước này đã mua của Nga các máy bay trực thăng vận tải Mi-8MT.
6. Kirgizia cần ngư lôi để làm gì?
Một quốc gia không có biển thì cần ngư lôi chống hạm để làm gì? Chắc chắn chỉ để kinh doanh.
Không có hạm đội hải quân, Kirgizia vẫn mua các ngư lôi 53-65 do Liên Xô sản xuất. Năm 2011 nước này đã bán 14 quả ngư lôi trên cho Ấn Độ, quốc gia rất tích cực trên thị trường mua bán vũ khí. Cần phải nêu rõ rằng Dehli quan tâm đặc biệt tới hạm đội bởi vai trò quan trọng của lực lượng này trong đối đầu chiến lược với Pakistan.
Nghiên cứu các thông tin của SIPRI còn cho thấy một điều thú vị khác liên quan tới bố cục chiến lược trên bán đảo Ấn Độ: Hai khách hàng lớn nhất của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là những đối thủ truyền thống của người Ấn Độ - Pakistan và Bangladesh.
7. Hoạt động kinh doanh bán hợp pháp với quốc gia bị cô lập
Không phải nước nào cũng muốn bán vũ khí cho các lực lượng quân sự phi chính phủ. Không phải khách hàng nào cũng muốn ký hợp đồng mua vũ khí của quốc gia bị cô lập. Tuy nhiên, khi những đối tượng "phi truyền thống" của hoạt động buôn bán vũ khí tìm thấy nhau thì đối với họ không có gì là không thể.
Vào năm 2014, các chuyên gia phân tích của SIPRI đã ghi nhận các hợp đồng bán những tổ hợp tên lửa chống tăng "Fagot" do Liên Xô chế tạo từ Bắc Triều Tiên cho Palestin.
Khách hàng của 2 lô hàng gồm 50 tổ hợp tên lửa chống tăng này là tổ chức "HAMAS" và "Các ủy ban nhân dân kháng chiến" tại dải Gaza.
Bản hợp đồng này chính là sự hiện thân rất logic mối quan hệ vô cùng thù địch của Bình Nhưỡng đối với Jerusalem. Ngược lại, Bắc Triều Tiên lại coi Palestin là bạn, hơn nữa, họ còn thừa nhận một phần chủ quyền của Palestin trên toàn bộ lãnh thổ Isarel, ngoài cao nguyên Golan.
8. Thiết bị quân sự cuối cùng rời khỏi Syria
Thêm một nhà cung cấp vũ khí cho các nhóm vũ trang phi chính phủ trước khi cuộc nội chiến bùng phát, đó là Syria. Năm 2010, nước này đã bán cho tổ chức "Hezbollah" của Liban 200 quả tên lửa tầm trung Fateh-110.
Ảnh: Fateh-110 (Nguồn: Leader.ir)
Sau đó, nhiều khả năng, lô hàng này đã không rời khỏi Syria – nước này chỉ mua thêm các loại vũ khí mới vì cuộc nội chiến đã bắt đầu nổ ra.
Theo SIPRI ghi nhận, các lực lượng vũ trang của Chính phủ trong những năm gần đây đã nhận thiết bị quân sự và vũ khí từ Nga, Trung Quốc và Iran.
9. "Quốc gia vô danh"
Nhà cung cấp vũ khí bí hiểm nhất trên thế giới chính là "quốc gia vô danh". Trong số những khách hàng của "quốc gia vô danh" vẫn là HAMAS và các nhóm vũ trang tại Syria.
Theo nhận định của SIPRI, nhà cung cấp vũ khí cho người Palestin chính là Iran – nước này gửi cho HAMAS những tổ hợp tên lửa chống tăng do Liên Xô sản xuất "Concurs".
Các vũ khí được cung cấp cho quân nổi dậy Syria, rõ ràng không phải do một quốc gia cụ thể nào đó thực hiện: các chuyên gia dự đoán rằng, những tổ hợp tên lửa phòng không do Liên Xô và Trung Quốc sản xuất được gửi tới Syria bởi sự hậu thuẫn của Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar.
10. Những bản hợp đồng "bất tiện" của Nga
Được biết rằng Nga là một trong những nhà sản xuất và xuất khẩu vũ khí lớn nhất trên thế giới. Trong số những khách hàng của Nga có cả các cường quốc quân sự thế giới và khu vực mà không phải là thành viên của NATO.
Tuy nhiên, cả những hợp đồng bán vũ khí của Nga cũng vượt ra ngoài xu hướng chung. Ví dụ, vào năm 2010 Nga phải thực hiện hợp đồng cung cấp các tổ hợp tên lửa chống tăng "Fagot" được ký kết từ thời Liên Xô cho Bắc Triều Tiên. Không loại trừ khả năng chính Bình Nhưỡng đem những tổ hợp tên lửa này bán cho bên thứ ba.
Bắc Triều Tiên là một đối tác "bất tiện", gần như không có nước nào muốn kinh doanh vũ khí với Bình Nhưỡng, cả thế giới, bao gồm các đồng minh và đối thủ của Mỹ, đều lên án các chương trình vũ khí của quốc gia này. Không ai được biết bản hợp đồng nói trên có được Nga thực hiện hay không.
Ảnh: Tổ hợp tên lửa chống tăng "Fagot".
Một quốc gia khác trong danh sách khách hàng của mua vũ khí của Nga trong có vẻ không bình thường chỉ trong nửa năm gần đây. Tuy nhiên, hiện nay thông tin về việc Thổ Nhĩ Kỳ mua các tổ hợp tên lửa chống tăng "Kornet" trong có vẻ rất viển vông. Trong giai đoạn 2009-2010, Ankara đã chi khoảng 60-100 triệu USD để mua của Moscow 80 tổ hợp này và 800 quả tên lửa.
Cuối cùng, các hợp đồng cung cấp vũ khí của Nga cho khách hàng được SIPRI đánh dấu trong hồ sơ của mình như "Quân nổi dậy Ukraine" (quân nổi dậy nước cộng hòa nhân dân tự xưng Donetzk và Lugansk) cũng gây chú ý vào năm 2014.
Chính phủ Nga nhiều lần phủ nhận thông tin về việc Nga cung cấp vũ khí và người tới Ukraine, tuy nhiên các chuyên gia của SIPRI khẳng định rằng các tên lửa chống tăng, những tổ hợp tên lửa phòng không Grom-2, các xe vận tải bọc thép BTR-82A và xe tăng T-72B đã được Nga cung cấp cho khu vực nổi dậy tại Đông Nam Ukraine.
(Theo Gazeta.ru)