Chị Tôn sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc vùng quê nghèo ở Trung Quốc. Khi còn nhỏ, để giúp em trai tiếp tục có tiền đi học, không còn cách nào khác, chị buộc phải nghỉ học nhằm tập trung kiếm tiền giúp đỡ cha mẹ.
Do không có bằng cấp, nên chị chỉ có thể làm những công việc nặng nhọc mà thù lao không đáng kể. Song biết tương lai của em phụ thuộc một phần vào mình nên chị không chút kêu ca.
Đến năm 30 tuổi, chị Tôn xây dựng gia đình. Đúng thời điểm đó, em trai cũng hoàn thành việc học và xin được công việc ở thành phố nên người chị lớn hoàn toàn yên tâm.
Ngày tháng trôi qua, cho đến năm 2019, chuyện không hay xảy đến. Chiều hôm đó, đang đi làm, chị Tôn bất ngờ nhận được cuộc điện thoại từ người hàng xóm gần nhà. Ở đầu dây bên kia, người đàn ông thông báo rằng mẹ chị đang đứng đột nhiên ngất xỉu và ngã xuống phải vào cấp cứu. Sau khi khám, bác sĩ kết luận bà cụ có dấu hiệu ban đầu của tai biến mạch máu não cần được nghỉ ngơi và có người chăm sóc.
Vì em trai ở thành phố, chị Tôn ở quê nhà nên toàn bộ trách nhiệm chăm sóc mẹ do một tay người chị cả lo liệu. Người em chỉ trở về nhà vào cuối tuần và phụ giúp về mặt tài chính.
Tuy nhiên, chỉ được 1 năm đầu, sau đó, người em lấy lý do phải trả nợ ngân hàng tiền mua nhà nên không thể hỗ trợ được về mặt tài chính. Kể từ đó, thời gian cậu em út về thăm mẹ cũng ít dần. Đôi khi, em trai chỉ chở về nhà vào dịp Tết rồi cũng vội đi luôn.
Theo thời gian, mẹ ngày một già yếu và cần nhiều thời gian chăm sóc hơn. Không thể sắp xếp được, chị quyết định nghỉ việc để bên mẹ nhiều hơn. Ròng rã 4 năm, một mình chị chăm sóc mẹ mà không chút phàn nàn.
Cho đến đầu năm 2023, sau một thời gian chống chọi với bệnh tật, bà cụ qua đời. Trong những giây phút cuối cùng, bà đã không quên giao lại bản di chúc cho chị Tôn và nhắc nhở phải luôn yêu thương và bao bọc em trai.
Sau khi lo xong mọi việc cho mẹ, chị Tôn và người em của mình đã ngồi trong chính căn phòng của mẹ để đọc bản di chúc. Theo đó, mẹ để lại cho con trai út căn nhà hiện tại, ước tính khoảng 1 triệu NDT (khoảng 3,4 tỷ đồng). Còn với cô con gái Tôn, bà cụ ghi rõ được thừa hưởng cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1.000 NDT (khoảng 3,4 triệu đồng).
Khi đọc đến đây, chị Tôn cũng có chút thất vọng song bản thân hoàn toàn hiểu và tôn trọng quyết định của mẹ. Chị xem việc phụng dưỡng mẹ là bổn phận của người làm con. Dẫu có việc gì xảy ra, thứ mà chị mãn nguyện nhất chính là những tháng năm hy sinh tất thảy để được đồng hành cùng mẹ.
Sau khi mọi chuyện xong xuôi, chị Tôn quay trở lại cuộc sống thường nhật. Chị lại xin việc làm trở lại và tập trung chăm sóc gia đình nhỏ của mình. Mới đây, do con gái út vào lớp 1, chị cần 1 khoản tiền lớn. Chị quyết định đến ngân hàng để rút toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm mẹ để lại.
Ngày hôm đó, người phụ nữ đến ngân hàng từ sớm. Ngay khi đến lượt, chị yêu cầu nhân viên ngân hàng tất toán toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm. Người này vì tò mò nên đặt câu hỏi: “Chị sắp mua thứ gì giá trị à mà phải rút số tiền lớn như vậy?”
Chị Tôn tỏ ra khó hiểu khi nghe được câu hỏi như vậy nên tiếp chuyện: “Sổ tiết kiệm đấy chỉ có khoảng 1.000 NDT. Tôi rút để sắp tới nộp tiền nhập học cho con thôi”. Thấy khách hàng của mình nói như vậy, nữ nhân viên này phải kiểm tra lại lần nữa các thông tin và phải thốt lên: “Trong sổ có số tiền lên đến 2 triệu NDT (khoảng 6,9 tỷ đồng) mà chị?”.
Khi thấy chị Tôn vẫn hoài nghi, giao dịch viên còn đọc lại rõ ràng toàn bộ thông tin họ tên chủ sổ, người thụ hưởng. Cho đến lúc này, chị mới ngỡ ngàng và thực sự hiểu hiểu mẹ chẳng để người con nào thiệt thòi. 4 năm, chị một mình chăm sóc mẹ cuối cùng cũng được đền đáp xứng đáng.