1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!

Lam Phương |

"Bệnh từ miệng mà vào”, chỉ khi đảm bảo dụng cụ nấu nướng an toàn, chúng ta mới có thể yên tâm về sức khỏe.

Nhiều người đã nhận ra rằng khi lớp phủ trên chảo chống dính bị bong tróc có thể đe dọa sức khỏe, và nếu cứ phải thay chảo mãi thì thật tốn kém. Vậy nên team nội trợ đang dần chuyển hướng sang sử dụng chảo sắt. Họ tin rằng chảo sắt giữ nhiệt tốt, nấu ăn ngon hơn, vẫn chống dính bình thường, quan trọng là rất bền và an toàn.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại có nhiều loại chảo sắt với chất lượng khác nhau, mức giá rẻ cũng có, đắt cũng có. Điều này không tránh khỏi việc bạn dễ mua phải loại chảo kém chất lượng, dùng rất chán mà quan trọng hơn là có thể hại tới sức khoẻ.

Phân biệt chảo gang với chảo sắt

Đầu tiên, chắc hẳn sẽ có người nhầm lẫn chảo sắt với chảo gang. Cả 2 đều có vẻ ngoài cổ điển, bền chắc, màu đen hoặc xám đậm và được làm từ kim loại chủ yếu là sắt, mang lại độ bền cao và cảm giác chắc tay khi sử dụng. Muốn phân biệt chảo gang với chảo sắt thì bạn có thể dựa vào những đặc điểm sau:

1. Chảo gang: 

- Khối lượng: Rất nặng, thường cảm thấy nặng tay khi cầm lên.

- Ngoại hình: Màu đen mờ và bề mặt hơi sần. Gang là hợp kim của sắt và carbon nên bề mặt của chảo gang thường không được mịn màng.

- Khả năng giữ nhiệt: Giữ nhiệt rất tốt và lâu, thích hợp để nấu các món cần nhiệt ổn định như nướng, áp chảo. Tuy nhiên, chảo gang nóng lên khá chậm.

- Độ dày: Dày và chắc chắn hơn.

- Khả năng chống dính: Tạo lớp chống dính tự nhiên khi được dùng lâu và bảo dưỡng đúng cách (thường xuyên tôi dầu).

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 1.

2. Chảo sắt:

- Khối lượng: Nhẹ hơn chảo gang, đặc biệt khi cần nâng chảo lên để đảo thức ăn cũng sẽ dễ dàng hơn.

- Ngoại hình: Thường có màu xám đen hoặc xám ánh bạc khi mới mua. Bề mặt có thể mịn hơn một chút so với chảo gang nhưng sẽ đen hơn sau khi sử dụng lâu dài.

- Khả năng giữ nhiệt: Nóng lên nhanh nhưng không giữ nhiệt lâu bằng chảo gang. Chảo sắt rất phù hợp với các món cần xào nhanh trên lửa lớn vì khả năng phân tán nhiệt tốt.

- Độ dày: Mỏng hơn chảo gang, nên dễ nóng lên nhưng không bền bỉ bằng gang trong việc giữ nhiệt lâu dài.

- Khả năng chống dính: Cũng có thể chống dính tự nhiên khi tôi dầu nhưng lớp chống dính này không bền bằng gang.

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 2.

Chảo sắt kém chất lượng có thể gặp phải những vấn đề gì?

Nhiều nhà sản xuất vì lợi nhuận mà không ngần ngại sử dụng sắt tái chế từ phế liệu, thậm chí cả thùng hóa chất để làm chảo sắt. Cách làm này không chỉ vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn thực phẩm mà còn trực tiếp đe dọa đến sức khỏe của người tiêu dùng.

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 3.

Các loại chảo sắt kém chất lượng này thường chứa các kim loại nặng như chì, cadmium và các hóa chất độc hại khác. Khi nấu ăn với những chiếc chảo làm từ nguyên liệu không đạt chuẩn này trong thời gian dài, cơ thể rất dễ bị nhiễm lượng lớn kim loại nặng, từ đó dẫn đến hàng loạt vấn đề sức khỏe như tổn thương hệ thần kinh, suy giảm chức năng thận và thậm chí tăng nguy cơ ung thư.

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 4.

6 cách giúp bạn tránh mua phải “chảo sắt kém chất lượng”

Để tránh mua phải chảo sắt kém chất lượng như đã đề cập ở trên, dưới đây là một số mẹo đơn giản và hiệu quả để giúp bạn chọn được sản phẩm tốt:

- Cảnh giác với giá quá rẻ: Nếu thấy một chiếc chảo sắt có giá quá thấp so với các sản phẩm cùng loại, hãy cẩn trọng vì thông thường chất lượng sẽ đi đôi với giá cả. Nếu chảo dùng tốt, sản xuất chuẩn quy định thì sẽ không có giá bán quá rẻ. 

- Nghe âm thanh để phân biệt: Thử gõ nhẹ vào đáy chảo. Chảo sắt chất lượng tốt sẽ phát ra âm thanh trong trẻo, còn nếu âm thanh đục và nặng nề thì có thể chất liệu không thuần khiết hoặc bên trong có lỗ rỗng. 

- Quan sát ngoại hình và màu sắc: Chảo sắt tốt có bề mặt nhẵn mịn, màu sắc đều và tự nhiên. Ngược lại, chảo kém chất lượng thường có các đốm, vết nứt hoặc sự chênh lệch màu rõ rệt.

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 5.

- Kiểm tra chất liệu và trọng lượng: Hãy thử nhấc chảo lên để cảm nhận trọng lượng. Chảo sắt được sản xuất uy tín thường dày và nặng, tạo cảm giác chắc chắn khi cầm. Bạn cũng có thể dùng nam châm để kiểm tra xem chảo có được làm từ sắt nguyên chất không. 

- Thử đốt nóng: Đặt chảo mới mua lên bếp và làm nóng một lúc, sau đó kiểm tra xem có mùi hắc hay không. Nếu có mùi lạ, khả năng chiếc chảo đó chứa các chất phụ gia không đạt tiêu chuẩn thực phẩm. Bạn nên tránh mua loại này. 

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 6.

- Cào nhẹ bề mặt chảo: Dùng vật cứng cào nhẹ lên bề mặt chảo để xem có xuất hiện vết xước hay bong tróc gì không. Đây là một cách quan trọng để đánh giá chất lượng chảo. Nếu thấy có mảnh vụn tróc ra mà không phải là mạt sắt, có thể kết luận chảo này là loại kém chất lượng.

1 loại chảo hay được thay thế cho chảo chống dính có nguy cơ thải ra kim loại nặng, rất nguy hiểm!- Ảnh 7.

Chọn được một chiếc chảo sắt phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của bạn. Hy vọng mọi người khi mua sắm sẽ thật cẩn trọng, ưu tiên các thương hiệu uy tín và áp dụng các cách kiểm tra đã chia sẻ khi mua chảo sắt để đảm bảo an toàn và chất lượng.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại