Tận thấy cảnh chăm sóc bệnh nhân ở nơi bữa cơm ba miếng thịt

Ngọc Tú |

Khó khăn, vất vả khi chăm sóc bệnh nhân tâm thần tại trung tâm là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, các bác sĩ, cán bộ vẫn quyết tâm, cố gắng hết sức để giúp đỡ bệnh nhân của mình.

Nỗi khổ của những cán bộ, bác sĩ tại trung tâm

Cảnh chăm sóc bệnh nhân của những người cán bộ.

Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An hiện đang nuôi dưỡng 140 đối tượng xã hội. Hàng tháng, các đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định ở mức 360 nghìn đồng cho đối tượng người già neo đơn. Còn các bệnh nhân tâm thần được hỗ trợ 450 nghìn đồng/1tháng.

Cũng chính vì mức hỗ trợ eo hẹp nên cuộc sống của những bệnh nhân nơi đây khó khăn, kham khổ. Nhiều bệnh nhân gầy gò, ốm yếu và do bữa ăn không đủ chất dinh dưỡng nên càng gầy và bệnh tình trở nên nặng hơn.

Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An đang nuôi dưỡng 140 đối tượng xã hội là người già neo đơn và bệnh nhân tâm thần đặc biệt nặng.
Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An đang nuôi dưỡng 140 đối tượng xã hội là người già neo đơn và bệnh nhân tâm thần đặc biệt nặng.

Tuy nhiên, không chỉ những đối tượng xã hội tại trung tâm mới sống kham khổ, hàng chục cán bộ, bác sĩ làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng những bệnh nhân này cũng rất khó khăn và nhiều nỗi khổ.

Ở trung tâm, bệnh nhân kham khổ nhưng cán bộ ở trung tâm cũng thật nhiều vất vả. Vì bệnh nhân họ nặng, dễ bị kích động nên khó khăn lắm mới bảo ban được họ”, anh Nhuyên, 1 người sống tại trung tâm thường xuyên giúp đỡ các cán bộ chăm sóc bệnh nhân chia sẻ.

Các bệnh nhân tâm thần tại trung tâm.
Các bệnh nhân tâm thần tại trung tâm.

Không những thế, dù đã tận tình chăm sóc nhưng những cán bộ tại đây đôi khi còn bị những bệnh nhân này tấn công lại. Nhiều lúc lên cơn, các bệnh nhân không làm chủ được mình rồi lại lao vào đánh bất cứ người nào họ gặp.

Mới đây, anh Nhuyên cùng những người bảo vệ bị 1 người bệnh tâm thần kích động lao đến đánh. May mắn sự việc được mọi người phát hiện kịp nên chạy đến can ngăn. Hậu quả đã khiến anh Nhuyên cùng bảo vệ bị thương nặng ở đầu phải đi khâu cả chục mũi.

Anh Nhuyên, người sống tại trung tâm và cùng giúp đỡ các cán bộ chăm sóc những bệnh nhân nhưng nhiều lần bị các đối tượng tấn công lại gây thương tích nặng.
Anh Nhuyên, người sống tại trung tâm và cùng giúp đỡ các cán bộ chăm sóc những bệnh nhân nhưng nhiều lần bị các đối tượng tấn công lại gây thương tích nặng.

Việc cho các bệnh nhân uống thuốc cũng đã là rất khó khăn. Những lúc họ dễ tính thì mình nói họ nghe lời. Nhưng nhiều lúc thì dù nói ngon ngọt cỡ nào các đối tượng cũng bất hợp tác. Có khi họ chửi bới, rồi đánh đập lại cả chúng tôi.

Nhưng rồi họ có đánh mình thì cũng phải chịu thôi. Mỗi lần như thế chúng tôi buộc phải cùng nhiều người đến bắt, giữ chặt để ép cho các bệnh nhân uống thuốc để giảm bớt kích động và bệnh tái phát”, anh Nguyễn Văn Ba - Trưởng phòng Y tế Trung tâm chia sẻ.

Anh Ba -Trưởng Phòng Y tế chia sẻ về sự khó khăn vất vả tại trung tâm.
Anh Ba -Trưởng Phòng Y tế chia sẻ về sự khó khăn vất vả tại trung tâm.

Cũng theo anh Ba, công việc hàng ngày của anh phải tiếp xúc nhiều với đối tượng nên chuyện bị đánh đập, tấn công hay chửi bới dường như đã quen thuộc hàng ngày đối với anh.

Tiền eo hẹp, đến việc đi chợ cũng đắn đo

Đối với các cán bộ tại trung tâm, công việc chăm sóc bệnh nhân dù bị chửi bới hay bị tấn công lại cũng không khó bằng việc đi chợ. Bởi số tiền hỗ trợ cho các đối tượng là quá ít.

Vậy nên việc mua thức ăn làm sao cho hợp lý và có lợi nhất cho bệnh nhân là 1 điều rất khó.

Chị Tý chia sẻ về những khó khăn trong việc nấu nướng phục vụ các bệnh nhân vì số tiền quá ít ỏi.
Chị Tý chia sẻ về những khó khăn trong việc nấu nướng phục vụ các bệnh nhân vì số tiền quá ít ỏi.

Theo chị Đào Thị Tỵ (Phục vụ bếp tại trung tâm) chia sẻ, mỗi ngày từ tiền hỗ trợ theo chế độ, các bệnh nhân chỉ được hưởng từ 12 đến 15 nghìn đồng. Nhưng trong khoản tiền ít ỏi đó không chỉ có riêng cơm, canh thức ăn mà còn bao gồm toàn bộ bếp, củi, gia vị…

Cũng chính vì vậy nên mỗi lần giá cả tăng cao, việc đi chợ để mua thức ăn đã trở thành nỗi sợ hãi của những cán bộ. Họ luôn phải tìm chọn những quán quen, bán giá rẻ nhưng vẫn đảm bảo an toàn để mua về phục vụ bữa ăn cho các đối tượng.

Chính vì thế nên các bệnh nhân không đủ ăn dẫn đến việc gầy ốm yếu và bệnh nặng hơn.

Các bệnh nhân không đủ ăn dẫn đến việc gầy ốm yếu và bệnh nặng hơn.

Chúng tôi đi chợ cũng rất khó khăn trong việc chọn lựa mua hàng cho các đối tượng bởi số tiền ít quá. Nếu mua thiếu sẽ khiến bệnh nhân được ăn ít. Còn nếu mùa thừa, thì các cán bộ lại phải bỏ tiền túi ra để bù vì ngân sách không đủ.

Vậy nên chúng tôi luôn phải mua quán quen, để làm sao có lợi nhất cho các đối tượng, vừa đảm bảo đầy đủ và an toàn”, chị Tỵ chia sẻ.

Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Thu Phương - Phó Giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An chia sẻ, tình trạng bữa ăn thiếu thốn của các bệnh nhân tại trung tâm đang là 1 vấn đề khó khăn lớn.

Những lúc bình thường, các bệnh nhân vẫn vui vẻ bảo ban nhau. Nhưng mỗi lần lên cơn thì họ tấn công lại bất cứ người nào kể cả cán bộ.
Những lúc bình thường, các bệnh nhân vẫn vui vẻ bảo ban nhau. Nhưng mỗi lần lên cơn thì họ tấn công lại bất cứ người nào kể cả cán bộ.

Được biết, từ tháng 1/2015, nghị định 136 về việc điểu chỉnh nâng mức hỗ trợ cho các đối tượng xã hội đã được tăng lên theo hệ số.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An vẫn chưa nhận được số tiền điều chỉnh theo nghị định mới.

Video cán bộ tại trung tâm chia sẻ nổi khó khăn vất vả.

Nói về vấn đề này, ông Nguyễn Đăng Dương - PGĐ Sở LĐTBXH, cho biết, Sở đã vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu để chuyển đổi theo định 136. Nhưng vì quy trình lâu nên chưa thể có ngay cho các bệnh nhân được.

Cũng theo ông Dương cho biết, dự kiến trong tháng 8 sẽ có chế độ mới cho các bệnh nhân.

Một số hình ảnh cảnh cán bộ chăm sóc bệnh nhân tại trung tâm bảo trợ xã hội Nghệ An:

Sau mỗi bữa ăn, các cán bộ lại phải quét dọn mớ hỗn độn ở nhà ăn mà những bệnh nhân để lại.
Sau mỗi bữa ăn, các cán bộ lại phải quét dọn mớ hỗn độn ở nhà ăn mà những bệnh nhân để lại.
Sau giờ ăn, các cán bộ, bác sĩ lại phải đến cho các bệnh nhân uống thuốc.
Sau giờ ăn, các cán bộ, bác sĩ lại phải đến cho các bệnh nhân uống thuốc.
Nhiều đối tượng chống đối buộc các cán bộ phải đi nhiều người để ép buộc, giữ chặt lại và cho uống thuốc.
Nhiều đối tượng chống đối buộc các cán bộ phải đi nhiều người để ép buộc, giữ chặt lại và cho uống thuốc.

Nhiều đối tượng dễ kích động phải 2 người mới giữ được.

Sau bữa ăn, các cán bộ trung tâm sẽ đi kiểm tra số lượng bệnh nhân ở từng phòng cụ thể.
Sau bữa ăn, các cán bộ trung tâm sẽ đi kiểm tra số lượng bệnh nhân ở từng phòng cụ thể.
Để đảm bảo an toàn không cho các đối tượng bỏ trốn ra ngoài, cánh cổng luôn được khóa cẩn thận.
Để đảm bảo an toàn không cho các đối tượng bỏ trốn ra ngoài, cánh cổng luôn được khóa cẩn thận.
Nhiều bệnh nhân xé quần áo thắt khắp nơi hàng rào khiến các cán bộ lại phải đi tháo gỡ.
Nhiều bệnh nhân xé quần áo thắt khắp nơi hàng rào khiến các cán bộ lại phải đi tháo gỡ.
Việc canh gác các bệnh nhân tâm thần cũng rất chặt chẽ và kỹ lưỡng. Tránh tình trạng các đối tượng phá cửa bỏ trốn ra ngoài.
Việc canh gác các bệnh nhân tâm thần cũng rất chặt chẽ và kỹ lưỡng. Tránh tình trạng các đối tượng phá cửa bỏ trốn ra ngoài.
Cứ xuyên đêm như thế, các cán bộ tại trung tâm lại thay phiên nhau ngồi ở phòng bảo vệ để canh chừng những bệnh nhân tâm thần.

Cứ xuyên đêm như thế, các cán bộ tại trung tâm lại thay phiên nhau ngồi ở phòng bảo vệ để canh chừng những bệnh nhân tâm thần.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại