Cận cảnh ngôi nhà xa hoa, quyền lực nhất Tây Bắc

B. Bình |

Dinh thự này có kiến trúc hình chữ nhật liên hoàn khép kín, với tổng diện tích 4.000m2, có tường rào bảo vệ, bốn phía tường đều có lỗ châu mai như pháo đài và có lính canh giữ.

Sự tàn ác của Vua Mèo giữa lòng cao nguyên

Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng theo lối kiến trúc Á - Âu kết hợp, bố cục được sắp xếp theo hình chữ nhật liên hoàn khép kín.

Chủ nhân của dinh thự nổi tiếng này là là hai cha con Thổ ty Hoàng Yến TChao và Hoàng A Tưởng (người dân tộc Tày) hay còn được gọi là "Vua Mèo".

vua Mèo, lãnh chúa, Thổ ty Hoàng Yến TChao, Hoàng A Tưởng

Thổ ty Hoàng Yên TChao lừng lẫy một thời. Ảnh tư liệu

Nhớ về sự tàn độc của vị lãnh chúa đất Bắc Hà, bà Hoàng Kim Lái (75 tuổi), người từng sống dưới thời Thổ ty Hoàng Yến TChao cai trị bàng hoàng kể lại trên tờ Giadinhnet:

“Thổ ty Hoàng Yến TChao là người dân tộc Tày (SN 1883, tại Châu Thủy Vĩ, Phủ Quy Hóa nay là huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai).

Khi Hoàng Yến TChao làm lãnh chúa vùng này, tôi cũng khoảng hơn 10 tuổi. Nghe cha mẹ kể lại, trước khi thực dân Pháp đến xâm lược, thì ông Chao đã là một Trưởng bản giàu có và quyền thế ở xứ Bắc Hà này”.

Khi thực dân Pháp tìm đến, áp đặt chế độ cai trị tàn khốc, chúng sớm nhìn thấy những điểm có thể lợi dụng từ gã Trưởng bản quyền uy này.

Quân giặc hiểu, việc cai trị các dân tộc ít người tại đây sẽ trở nên dễ dàng hơn, bởi bà con thường chỉ chịu nghe lời khi kẻ cầm quyền là dân bản địa. Suy đi tính lại, giặc Pháp phong cho Hoàng Yến TChao chức quan Châu của Bắc Hà.

Thời gian sau đó, giặc Pháp “mắt nhắm mắt mở”, dung túng cho Hoàng Yến TChao làm thuốc phiện nhằm đầu độc và bóc lột dân ta.

Được sự hậu thuẫn của thực dân Pháp, thế lực của Hoàng Yến TChao đã mạnh càng trở nên hùng hậu khiến người dân nơi đây ai cũng khiếp sợ”.

Xây dinh thự xa hoa nhất vùng đất Bắc Hà

Sau thời gian dài trị vì và bóc lột, cha con “Vua Mèo” đã tích lũy được một số lượng tài sản lớn cùng với sự hỗ trợ của thực dân Pháp, ông ta đã cho xây một dinh thự bề thế giữa lòng cao nguyên để thể hiện quyền uy và sự giàu có của mình.

Theo thuật lại trên tờ Ngaynay.vn, để xây dinh thự, Thổ ty Hoàng Yến TChao và con trai là Hoàng A Tưởng đã chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Đầu tiên ông cho mời thầy địa lý giỏi người Trung Quốc sang chọn thế đất và vị trí tốt nhất trong vùng.

Địa điểm được chọn theo thuyết phong thủy trên một quả đồi rộng hướng đông nam. Phía sau và hai bên phải trái có núi rất đẹp. Phía trước có suối và núi “mẹ bồng con”. Địa hình tổng thể có “sơn thủy hữu tình”, hợp với cảnh quan khí hậu châu Á.

Vật liệu để làm nên công trình được Hoàng Yến TChao chuẩn bị rất kỳ công. Người ta kể rằng, xi măng sắt thép được Pháp hỗ trợ chở bằng máy bay từ dưới xuôi lên.

Còn gạch ngói được cha con họ Hoàng cho sản xuất tại chỗ bằng đất sét trong lòng các dãy núi bởi những thợ thủ công giỏi Trung Quốc.

Công trình được làm rất tỷ mỉ từ khâu chọn đất đến việc nung trong lò, những người thợ phải làm từng viên gạch một và phải làm ngày đêm để hoàn thành công trình sớm.

Nhân công là những thợ xây giỏi nhất lấy trong các nhà tù, các bản làng và dưới xuôi lên.

Tuy không biết thực hư thế nào nhưng người ta đồn rằng, sau 7 năm xây dựng, đến ngày khánh thành, toàn bộ “cúp” thợ xây hầm, người cầm bản vẽ và thi công đã mất tích.

Người ta cho rằng, Hoàng Yến TChao đã giết chết họ để giữ bí mật cho hầm nhà.

Dinh thự có 36 phòng chính, để vào dinh thự phải bước lên mấy bậc thang từ hai bên lại.

Hai bên tả - hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau.

Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng có ba gian với tổng diện tích 300m2, sử dụng làm phòng khách, phòng ngủ cho các bà vợ của Hoàng Yến TChao, 2 phòng cho vợ của Hoàng A Tưởng và phòng cho các vị  cố vấn.

Tiếp giáp với 2 dãy nhà ngang còn có 2 dãy nhà phụ gồm 2 tầng nhưng kiến trúc đơn giản hơn để Hoàng Yến TChao dùng làm nhà kho đựng vật phẩm và của cải.

Xung quanh các khu nhà, Hoàng Yến TChao cho xây tường bao kiên cố gồm 3 cổng, 1 cổng chính và 2 cổng phụ trổ nhiều lỗ châu mai, có đường đi trên thành và cho lính gác đi tuần xung quanh.

Đã gần 100 năm trôi qua, dinh Vua Mèo vẫn đứng sừng sững giữa bao la núi đồi, trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của Bắc Hà:

Toàn cảnh dinh thự cha con "vua Mèo"  khi xưa với sơn thủy hữu tình. Ảnh: Ngaynay.vn
vua Mèo, lãnh chúa, Thổ ty Hoàng Yến TChao, Hoàng A Tưởng
Khu dịnh thự Vua Mèo đã đạt đến trình độ thiết kế tinh xảo. Ảnh tư liệu
Bậc thang vòng lên dinh thự. Ảnh: Báo xây dựng
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921. Ảnh: Ngaynay.vn

Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921. Ảnh: Ngaynay.vn

Thế đất "tựa sơn đạp thủy" vững chãi, với mong muốn dòng họ được quyền quý, con cháu đời sau vinh hiển. Ảnh: Vietnam+
Vì dinh thự đã cũ kỹ và rêu phong nên hiện nay người ta đã sơn một lớp sơn vàng theo như nguyên bản vốn có. Ảnh: Ngaynay.vn
Núi “mẹ bồng con” luôn được nhắc đến trong giai thoại của dinh thự họ Hoàng. Ảnh: Báo xây dựng
Dinh thự có 36 phòng chính. Ảnh: Ngaynay.vn

Dinh thự có 36 phòng chính. Ảnh: Ngaynay.vn

Hầm thoát hiểm của dinh thự. Ảnh: Ngaynay.vn

Hầm thoát hiểm của dinh thự. Ảnh: Ngaynay.vn

 Tổng hợp

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại